LỤC VÂN TIÊN – NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
1. Tác giả: (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu. Sinh tại quê mẹ: Tân Thới – Gia Định; quê cha: Phong Điền, Thừa Thiên – Huế.
– Thời đại: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn chuyên chế phản động, thực dân Pháp xâm lược nước mất nhà tan, nhân dân vô cùng lầm than, nhiều cuộc khởi nghĩa bị nhấn chìm trong biển máu.
– Cuộc đời:
+ Nghèo khổ bất hạnh, mù lòa, học vấn dở dang, hôn nhân bội ước, mất nước.
+ là tấm gương sáng, một nhân cách lớn về nghị lực sống và cống hiến cho đời, về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
– Sự nghiệp sáng tác: Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị với 2 chủ đề;
+ truyền dạy đạo lí làm người: Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu.
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí cứu nước: Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…
2. Tác phẩm:
a. Thể loại: Truyện thơ
b. Giá trị của tác phẩm:
– Nội dung:
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng về lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
– Nghệ thuật:
+ Có kết cấu theo từng chương, hồi.
+ Xây dựng nhân vật theo lối lí tưởng hóa, tính cách của nhân vật được bộc lộ qua cử chỉ, lời nói, hành động.
+ Ngôn ngữ bình dân, đậm chất Nam Bộ.
3. Các trích đoạn:
a. LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA.
a.1: Vị trí: nằm ở phần đầu tác phẩm.
a.2: Đại ý: Phẩm chất của hai nhân vật chính, hành động nghĩa hiệp của LVT qua đó thể hiện khát vọng cứu người giúp đời của tác giả.
a.3: Phân tích:
– Nhân vật Lục Vân Tiên
+ hành động đánh cướp:
* …ghé lại bên đàng
Bẻ cây… xông vô
=> Hành động mau lẹ, kịp thời không tính toán so đo.
* …tả đột hữu xông
Khác nào… Đương Dang
=> Hành động đẹp, dũng cảm của một bậc anh hùng, hảo hán.
+ Cách đối xử với Kiều Nguyệt Nga:
- Ân cần chu đáo.
- Hiểu lễ giáo.
- Khiêm nhường, từ chối mọi sự đền ơn của Nguyệt Nga, coi việc cứu người là lẽ tự nhiên, là bổn phận.
=> là một nhân vật lí tưởng, chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài mà cũng rất từ tâm nhân hậu.
– Nhân vật Nguyệt Nga:
+ Lời nói: Từ tốn, dịu dàng, có học thức=> Nhận ra ý nghĩa to lớn của hành động cứu người của Lục Vân Tiên và coi trọng ân nghĩa đó.
+ Cử chỉ: “ lạy rồi sẽ thưa”
=> Nguyệt Nga là một người con gái đằm thắm, trọng ân nghĩa.
a.4: Nghệ thuật: Khắc họa tính cách nhân vật qua hành động, lời nói. Hệ thống ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với tình tiết của sự việc. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
3. Luyện tập
Hãy phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp ( xem tại đây )
Hãy phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( Xem tại đây )