Luyện đề Tức cảnh Pác Bó

Luyện đề Tức cảnh Pác Bó

I. Kiến thức cơ bản:

1. Bài thơ được sáng tác vào tháng 2 – 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ trở về từ TQ. Trước mắt là những gian nan thử thách. Tương lai còn mờ mịt. Hiện tại là cuộc sống đầy gian khổ ở trong một hang nhỏ, sát biên giới. Nguồn thực phẩm chủ yếu là ngô, măng rừng. Bàn làm việc là phiến đá bên bờ suối cạnh hang. Cần hiểu đúng những yếu tố này để thấy hết ý nghĩa của giọng điệu vui – nhẹ – “sang” của bài thơ.

2. Hiện thực cuộc sống gian khổ bỗng trở thành thi vị, nên thơ trong cảm nhận của Bác. Từ đó nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn Bác: ung dung, lạc quan vượt lên mọi thử thách, gian khổ của cuộc sống – vẻ đẹp của người chiến sĩ trong cốt cách của một thi sĩ.

3. Bài thơ là sự kết hợp của vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Thể thơ Đường luật được sử dụng một cách tự nhiên thanh thoát.

II. Luyện tập:

1. Thống kê những h/ả của thiên nhiên và nêu rõ mối q/hệ của các h/ả này với n/vật trữ tình trong bài thơ.

2. Có mấy cách hiểu về 3 chữ “vẫn sẵn sàng” ở câu thứ 2? Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?

3. Em có cảm nhận ntn về giọng điệu riêng và tinh thần chung của bthơ? Những ytố nào giúp em cảm nhận được như vậy?

4. Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của HCM ở PBó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui, coi đó là “sang”. Em gthích điều đó ntn? Từ đó em hiểu HCM là người thế nào?

5. Hãy sưu tầm và ghi chép lại những câu thơ nói về niềm vui với cái nghèo, vui vì sống hoà với  th/nhiên của Bác cũng như của các nhà thơ khác. Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các câu thơ đó.

GỢI Ý

1. Trong bài thơ đầy ắp những h/ả th/nhiên. Thiên nhiên là không gian sinh hoạt của con người ở mọi thời điểm: “sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Th/nhiên là nguồn lương thực, thực phẩm của con người: “cháo bẹ, rau măng”- gợi nhớ câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”. Thú vị nhất là th/nhiên trở thành vật dụng sinh hoạt: “bàn đá” để người c/sĩ CM “dịch sử Đảng”. Thiên nhiên dường như bao bọc, có mặt trong mọi sinh hoạt và hành động của con người.

Theo một chiều ngược lại, con người dường như cũng rất ung dung, giao hoà với th/nhiên, xem th/nhiên như ngôi nhà thân thuộc của mình. Giữa người và cảnh vì thế có mối quan hệ thật thắm thiết, giao hoà.

2. Có 2 cách hiểu:

– Cách thứ nhất: chủ thể của “sẵn sàng ”là con người. Khi đó ý của toàn câu thơ sẽ là: dù phải tồn

tại trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vẫn không vì thế mà buông xuôi, mỏi mệt, trái lại vẫn rất tráng kiện, hăm hở trong công việc – “vẫn sẵn sàng”.

– Cách thứ hai: chủ thể của “sẵn sàng ”là “cháo bẹ, rau măng”. “Sẵn sàng ” ở đây có nghĩa là nhiều, là dư dả, là vẫn sẵn có đến mức dư thừa. Hiểu theo cách này, trong lời thơ như ẩn hiện một nụ cười hóm hỉnh, đùa vui. Nói khó khăn bằng bthơ như thế cho thấy bản lĩnh, khả năng chiến thắng mọi thử thách của hoàn cảnh của người c/sĩ CM. ở cách hiểu thứ 2, sự “sẵn sàng” của con người vẫn hiện diện nhưng là ẩn tàng trong cách nói vui đùa, hóm hỉnh. Cách hiểu này gần với phong cách của HCM hơn, bởi ở Người, cái bản lĩnh, sự vững vàng của người c/sĩ ít khi bộc lộ trực diện mà thường ẩn rất sâu trong lời thơ.

3. Cần đọc kĩ để thấy rõ giọng điệu riêng và tinh thần chung của bài thơ. Trong khi đọc, cần cố gắng thể hiện giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái của n/vật trữ tình. Đồng thời chú ý ngắt nhịp cho đúng, nhất là ở câu 2, 3 của bài thơ.

Bài “Tức cảnh PBó” được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Một mặt nó vẫn tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của một bài tứ tuyệt, mặt khác toát lên một cái gì thật phóng khoáng, mới mẻ. Bằng 4 câu thơ tự nhiên, bình dị, bthơ thể hiện một giọng điệu thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, toát lên cảm giác vui thích, sảng khoái.

Hai câu đầu của bthơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng đôi, thể hiện một giọng điệu thoải mái, cho thấy Bác sống ung dung, nề nếp, hoà điệu nhịp nhàng với đời sống núi rừng. Câu thơ thứ 2 vẫn nối tiếp mạch cảm xúc gợi ra từ câu đầu: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. ở đây có thêm nét đùa vui: lương thực, thực phẩm luôn sẵn sàng, thật đầy đủ, đầy đủ tới mức dư thừa. Nếu câu thứ nhất nói về việc ở, câu thứ 2 nói về việc ăn thì câu 3 nói về sự làm việc: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Tất cả đều miêu tả chân thực sinh hoạt hằng ngày của Bác ở PBó. Tgiả không che giấu sự gian khổ (thức ăn chỉ có cháo ngô và rau măng, bàn làm việc là 1 tảng đá chông chênh) nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta vẫn thấy toát lên niềm vui to lớn, chân thật, hiển nhiên của Bác. Câu kết của bthơ nêu lên một nhận xét tổng quát: “Cuộc đời CM thật là sang”. Sang là sang trọng, tức là không chỉ dồi dào, giàu có về vật chất mà còn là cao quý, đáng kính trọng. Chữ “sang” ở cuối bài thơ đúng là đã kết tinh và toả sáng tinh thần của toàn bài thơ.

4. Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của HCM ở Pac Bó thật gian khổ nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui, coi đó là “sang”. Có thể gthích điều đó như sau:

Những ngày ở PBó tuy rất gian khổ, thiếu thốn nhưng Bác vẫn vui vì nhiều năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, nay Người được trở về sống trên mảnh đất TQ, trực tiếp lãnh đạo cuộc CM để cứu dân, cứu nước. Đbiệt, Bhồ còn rất vui vì Người tin rằng thời cơ gphóng dtộc đang tới gần. Ước mơ của Người sắp trở thành hiện thực. So với niềm vui đó thì những khó khăn gian khổ trước mắt trong sinh hoạt hàng ngày chẳng có nghĩa lí gì. Ngược lại, chúng trở thành sang trọng, vì đó là cđời CM. Với Bác, làm cách mạng, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống. Hơn nữa, dường như trong con người HCM luôn sẵn có cái “thú lâm tuyền” (tức niềm ham thích được sống ở chốn núi rừng, được sống hoà hợp cùng th/nhiên cây cỏ.) Điều này không những thể hiện tong sáng tác mà còn thể hiện trong cách sống hằng ngày của Người. Từ đó có thể hiểu HCM có tấm lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần kiên cường, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, ung dung tự tại trong mọi tình huống, và luôn sống hoà hợp với th/nhiên.

 5. Có thể sưu tầm một số câu thơ của Bác và của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chỉ ra :- Giống nhau: Yêu thiên nhiên, sống gần gũi, giao hoà cùng thiên nhiên.- Khác nhau: Người xưa sống như một ẩn sĩ xa lánh cõi đời. BHồ tuy vui với “thú lâm tuyền” nhưng không phải là ẩn sĩ, lánh đời thoát tục mà là một chiến sĩ suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu nước cứu dân.