Nghị luận xã hội về cách sống

Nghị luận xã hội về cách sống

Đề bài: Trong kịch “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt”, Trương Ba có nói với Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết”. Giả thiết em là lãnh đạo nhà nước, khi nghe công dân nói với mình như thế. Hãy trình bày ý kiến của em.

Với thế kỉ mà xã hội đang tiến triển nhanh trên con đường hiện đại hóa, luôn tồn tại những đòi hỏi, những nhu cầu của công dân đối với các tầng lớp lãnh đạo. Điển hình như câu nói của Trương Ba với Đế Thích trong vở kịch kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết”. Và câu nói ấy dường như vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam.

 

Là một lãnh đạo đứng trước vấn đề này tôi sẽ có một số suy nghĩ sau: Đầu tiên, cần phải xét đến vấn đề quan hệ. Tôi cho anh cơ hội vì lòng tốt cửa tôi đối với anh, cũng giống như Đế Thích cho Trương Ba sống lạì là vì ý tốt của ông, Lãnh dạo cũng thế, muốn tốt cho dân, do đó, luôn phải đưa ra những giài pháp và tìm đến những cơ hội. Nhưng trong quá trình thực hiện có thể xảy ra những việc ngoài ý muốn, đó là điều mà không ai mong đợi. Cũng như câu chuyện về chiếc xe buýt, nhà nước muốn cho dân đi lại tiện hơn, giá thành thấp, nên đã đưa xe buýt vào lưu thông. Tuy nhiên, lại xuất hiện nạn kẹt xe từ những lô-cốt cản đường. Kéo theo nhiều sự cố khác như: tại nạn, ngập nước… Tất cả những điều đó là ngoài mong muốn của cả người dân và chính quyền. “Sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Câu nói này thoạt nghe có lí nhưng lại không thuyết phục lắm. Thực ra thì chúng tôi – những người lãnh đạo đều biết, dù vậy, chúng tôi không thể giải quyết được hết các vấn đề vì những hạn định ngoài tầm kiểm soát. Chảng hạn: thực trạng ngày nay lương của công nhân thì quá thấp, trong khi đó lương của giám đốc lại quá cao. Ại cũng biết cả, thế mà không thể tâng lương cho công nhân sao cho không quá chênh lệch với giám đốc được. Bất quá thì chỉ có thể yêu cầu lương giám đốc giảm xuống một chút mà lương cho công nhân tăng một tí, dẫu thế, cũng không thể thực hiện mọi công việc trong một sớm một chiều, cần phải có thời gian nhất định để mọi người có thể điều chỉnh từ từ. Nếu thỏa mãn hết những yêu cầu, những ước muốn của từng cá nhân thì sẽ làm cho xã hội này trở thành hỗn loạn dẫn đến tan rã, không thể duy trì được nữa. Vì thế mọi người hãy hi sinh vì tập thể xã hội, cho chiến lược lâu dài. Để cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội tồn tại bền vững cùng nhau thì điều kiện quan trọng nhất là chứng phải dựa vào nhau, liên kết chột chẽ với nhau.

Tiếp đến, cuộc sống đều cố tồn tại cửa nó, lãnh đạo không thể làm thay thế cho công dân, nhưng chỉ có thể giúp đỡ công dân trong hạn định nào đó. Hiện nay, những người nghèo ở Việt Nam rất nhiều. Lãnh đạo không thể cho mỗi người một cuộc sống dư dả bình quân được, cũng không thể lấy của người giàu cho người nghèo và cũng không thể đi sống như người nghèo. Họ chỉ có thể chu cấp, hỗ trợ về mặt nào đó mà thôi. Trên góc độ chủ quan, lãnh đạo cũng cần nhìn nhận những khuyết điểm, vẻ cơ bản thì chúng tôi cũng có thiếu sót: Thiếu sót lớn nhất là chưa có định hướng lâu dài, chưa có con mắt nhìn chiến lược. Điều này là do tài năng lãnh đạo chưa được cao, vì quá trình giáo dục, đào tạo ở Việt Nam chưa chuẩn. Thêm vào đó, còn do việc phối hợp chưa được đồng bộ. Sở dĩ xảy ra điều này là bởi kết cấu hành chính chưa hợp lí. Cách điều hành, phân bố chưa thống nhất. Một số bộ phận cán bộ tham nhũng, chưa đi sâu đi sát với tình hình thực tế của nhân dân. Trước hiện trạng ấy, tôi đề xuất cần nâng cao trình độ của cán bộ, gửi họ đi học tập ở nước ngoài, mở nhiều khóa đào tạo nâng cao, bồi dưỡng chính trị. Phân chia lại công việc cho khoa học, phát triển cơ cấu hành chính, khuyến khích công tác hành chính “một cửa một dấu”. Tăng cường các biện pháp quản lí cán bộ, kêu gọi các tổ chức, cơ quan chung tay góp sức giúp cho tầng lớp công nhân, nông dân ngày càng có cuộc sống ổn định và khá giả hơn! Đó cũng chính là những điều trân trở của Đảng và Nhà nước.

Quan tâm tới một người không đơn giản chỉ là việc xem người ấy sống thế nào, tiền có đủ xài hay không. Điều quan trọng nhất chính là sự yêu thương xuất phát từ tâm hồn, là biết cách khơi dậy lòng tin cho người khác đi cùng những chính sách, hành động tích cực. Là một người lãnh đạo không thể lo hết cho công dân của mình, mặc dù biết điều đó đang xảy ra nhưng lại bất lực. Tôi luôn kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ những người xung quanh cố hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cùng nhau xây dựng để đất nước ngày càng phát triển.