HSG Môn Sử 12: Đề thi số 6

Câu 1  ( 8 điểm )  :

 Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, em hãy nêu rõ những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX.

 

Câu 2  ( 1,5 điểm ) :

       Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định.

 

Câu 3  ( 5 điểm ) :

Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật, chính trị – xã hội của nước Mĩ từ năm 1945 đến nay và nguyên nhân Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

Câu 4  ( 3,5 điểm ) :

Hãy nêu tóm tắt các giai đoạn phát triển của lịch sử Căm-pu-chia từ năm 1945 đến nay.

 

Câu 5 ( 2 điểm ) :

 Hãy hoàn thiện bảng sau:

 

Thời gian     

Sự kiện

 

Lào tuyên bố độc lập

 

Thành lập Liên bang Ma-lai-xi-a

 

In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập

 

Thành lập Liên bang Miến Điện

 

Xin-ga-po tách khỏi Liên bang Ma-lai-xi-a

 

Mĩ tuyên bố trao trả độc lập cho Phi-lip-pin

 

Bru-nây tuyên bố độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh             

 

Đông Ti-mo trở thành một quốc gia độc lập



HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12  NĂM HỌC 2005-2006

Câu 1  ( 8 điểm )  :

  1. Chuyển biến mới về kinh tế (4,25đ)
  • Chương trình khai thác lần 2:

+ Nông nghiệp: … (0,5đ)

+ Khai mỏ: …        (0,5đ)

+ Cơ sở chế biến: …     (0,25đ)

+ Thương nghiệp:  …   (0,25đ)

+ Giao thông vận tải:   (0,25đ)

+ Ngân hàng:   …        (0,25đ)

+ Thuế:  …                   (0,25đ)

  • Chuyển biến:

+ Quan hệ sản xuất TBCN được du nhập vào nước ta nhưng bao trùm vẫn là kinh tế phong kiến. (1đ)

+ Nền kinh tế nước ta có phát triển thêm một bước, sự chuyển biến kinh tế có tính chất cục bộ ở một số vùng. (0,5đ)

+ Kinh tế Đông Dương lệ thuộc kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của Pháp. (0,5đ)

  1. Chuyển biến mới về xã hội: (3,25đ)

Do tác động của Chương trình khai thác lần 2, xã hội nước ta phân hóa ngày càng sâu sắc: (0,5đ)

+ Địa chủ phân hóa, địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần chống đế quốc và tay sai. (0,5đ)

+ Nông dân là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất. (0,5đ)

+ Tiểu tư sản có tinh thần hăng hái cách mạng, là lực lượng quan trọng. (0,5đ)

+ Công nhân bị ba tầng áp bức, có quan hệ gắn bó với nông dân, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập…(0,75đ)

+Tư sản bị phân hóa thành 2 bộ phận, tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc… (0,5đ)

  1. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, những chuyển biến mới về kinh tế đã dẫn đến chuyển biến mới về xã hội, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp càng thêm sâu sắc, thúc đẩy phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ có bước phát triển mới. (  0,5 đ)

Câu 2  ( 1,5 điểm ) :    

  Những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định.

  • Có vị trí chiến lược quan trọng, do nằm ở cửa ngõ 3 châu, có kênh đào Xuyê, có nguồn dầu lửa phong phú. (0,25đ)
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh Pháp thống trị vùng này. (0,25đ)
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ xâm nhập, hất cẳng Anh Pháp khỏi Trung Đông. Mâu thuẫn giữa Mĩ, Anh, Pháp làm cho tìmh hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định. (0,5đ)
  • Hiện nay, do nhiều nguyên nhân (mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, sự tranh chấp giữa các nước lớn), tình hình Trung Đông vẫn căng thẳng. (0,5đ)

Câu 3  ( 5 điểm ) :

  1. Tình hình (2 điểm) :
  • Kinh tế, khoa học – kĩ thuật:

+ Kinh tế phát triển mạnh mẽ… ( 0,25đ)

+ Đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại…  (0,25đ)

  • Chính trị – xã hội:

+ Nước cộng hòa liên bang theo chế độ Tổng thống, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền. ( 0,25đ)

+ Chính sách đối nội duy trì, bảo vệ và phát triển chế độ tư bản Mĩ. ( 0,25đ)

+ Đối ngoại: Chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới, công khai nêu lên “Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”. ( 0,5đ)

+ Mức sống của người dân được nâng cao nhưng xã hội Mĩ vẫn tồn tại mâu thuẫn giai cấp, xã hội, sắc tộc… ( 0,25đ)

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân buộc chính quyền phải có những nhượng bộ…(0,25đ)

  1. Nguyên nhân Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất thế giới trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (3điểm)
  • Tham gia Chiến tranh thế giới 2 muộn, không bị chiến tranh tàn phá, ít tổn thất, thu lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí…( 0,5đ)
  • Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, khí hậu thuận lợi. ( 0,5đ)
  • Nhân công dồi dào, tay nghề cao, năng động , sáng tạo( 0,5đ)
  • Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện dại của thế giới. Dựa vào thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật, Mĩ đã điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm…(0,5đ)
  • Trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. Các tổ hợp công nghiệp – quân sự,  các công ti và tập đoàn tư bản lũng đoạn (như Giê-nê-ran Mô-tô, Pho, Rốc-pheo-lơ…) có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.( 0,5đ)
  • Chính sách và hoạt động điều tiết của Nhà nước thúc đẩy kinh tế phát triển. (0,5đ)

 

Câu 4  ( 3,5 điểm ) :

1945-1951: Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp quay trở lại Căm-pu-chia.(0,5đ)

1951-1954: Đảng nhân dân cách mạng Căm-pu-chia lãnh đạo nhân dân kháng chiến. (0,5đ)

– 1954-1975:

+ Xi-ha-núc thực hiện đường lối trung lập xây dựng đất nước. Tháng 3-1970 lực lượng thân Mĩ làm đảo chính. (0,25đ)

+ Được sự giúp đỡ của bộ đội Việt Nam, nhân dân Căm-pu-chia tiến hành kháng chiến chống Mĩ. Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. (0,25đ)

1975-1991:

+ Tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari phản bội cách mạng, gây chiến tranh biên giới với Việt Nam. (0,25đ)

+ Được sự giúp đỡ của bộ đội Việt Nam, Mặt trận dân tộc cứu nước Căm-pu-chia lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt – Iêng Xari (7-1-1979). (0,25đ)

+  Nhưng nội chiến tiếp tục kéo dài hơn mười năm. (0,25đ)

  • 1991 đến nay:

+ 23-10-1991, Hiệp định hòa bình về Căm-pu-chia được ký kết ở Pa-ri. (0,5đ)

+ 9-1993, tổng tuyển cử, Quốc hội mới thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Căm-pu-chia do N. Xi-ha-núc làm Quốc vương. (0,5đ)

+ 10-2004, vua Xi-ha-núc thoái vị, Hoàng tử Xi-ha-mô-ni lên kế ngôi, trở thành Quốc vương của Căm-pu-chia. (0,25đ)

 

Câu 5 ( 8 ý x 0,25 = 2 điểm ) :

 

Thời gian

Sự kiện

10 – 1945

Lào tuyên bố độc lập

        1963         

Thành lập Liên bang Ma-lai-xi-a

 8 –  1945

In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập

 1 – 1948

Thành lập Liên bang Miến Điện

       1965

Xin-ga-po tách khỏi Liên bang Ma-lai-xi-a

 7 – 1946

Mĩ tuyên bố trao trả độc lập cho Phi-lip-pin

 1 – 1984

Bru-nây tuyên bố độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh                

 5 – 2002

Đông Ti-mo trở thành một quốc gia độc lập