Phân tích chính sách đối ngoại “Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc” của Đảng và Chính phủ cách mạng từ sau ngày 2/ 9/ 1945 đến ngày 19/ 12/ 1946.
* Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (02/09/1945) gặp muôn vàn khó khăn: Nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm… Đất nước ở vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”…
* Để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chính sách đối ngoại “Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc” nhằm “Hòa để tiến”, “Thêm bạn bớt thù”, “Lùi một bước để tiến xa hơn”. Chính sách đó được thể hiện qua hai giai đoạn:
– Từ sau ngày 02/09/1945 đến trước 06/03/1946:
+ Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc
Ta đã nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị như: nhường 70 ghế trong Quốc hội cho bọn tay sai, cho phép lưu hành các loại tiền Trung Quốc mất giá, cung cấp một phần lương thực …
+ Quyết tâm kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu từ ngày 23/09/1945. Nhân dân cả nước sát cánh cùng Nam Bộ kháng chiến…
Tác dụng: Tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, ta có điều kiện tập trung lực lượng đánh Pháp.
– Từ ngày 06/03/1946 đến ngày 19/12/1946:
+ Ngày 28/02/1946: Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết… đặt ta trước sự lựa chọn: Hoặc đánh Pháp khi Pháp ra miền Bắc, hoặc hòa hoãn với Pháp…
+ Ta chọn phương án hòa với Pháp bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ (06/03/1946) …
+ Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Phôngtennơblô nhưng không có kết quả, cuộc chiến giữa ta và Pháp đang đến gần nên Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ký với Pháp Tạm ước 14/09/1946…
Tác dụng: Phân hóa kẻ thù, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi cho ta, đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng…
+ Tuy nhiên, ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, âm mưu cướp nước ta một lần nữa, ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu…
+ Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chấm dứt thời kỳ hòa hoãn giữa ta và Pháp. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.