HSG Môn Sử 12: Đề thi số 5

Câu 1 ( 8 điểm ):

Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nêu rõ đặc điểm của từng giai đoạn. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó? Theo em, có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì Nhật Bản”?

         

Câu 2 ( 5 điểm ):

          Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX.

 

Câu 3  ( 5 điểm ):

Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 tập 2 có đoạn viết về bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945:

“Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa ở đô thị để khi có thời cơ thì phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.”

Hãy trình bày ý kiến của em về nhận định trên và lấy dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho lập luận của mình.

 

           Câu 4 ( 2 điểm ):

 Hãy hoàn thiện bảng sau:

Thời gian      

  Sự kiện

 

Thành lập công hội ở Sài Gòn – Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

 

Thợ máy xưởng Ba Son bãI công

 

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương “vô sản hóa”.

 

Thành lập Việt Nam quốc dân đảng.

 

Thành lập Đông Dương cộng sản đảng.

 

Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An)

 

Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao (Trung Quốc)

 

Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương


 

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2005 – 2006

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN  LỊCH SỬ

          Câu 1 ( 8 điểm ):

Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nêu rõ đặc điểm của từng giai đoạn. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó? Theo em, có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì Nhật Bản”?

  1. Các giai đoạn: 3 ý x 0,75đ = 2,25 đ
  • 1945-1951:  Phục hồi sau chiến tranh. 0,75đ
  • 1952-1973:  Tăng trưởng nhanh, giai đoạn phát triển thần kì. 0,75đ
  •     1973-2000:  Tăng trưởng theo chiều sâu. Phát triển xen kẽ suy thoái song vẫn là 1 trong 3 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, khoa học kĩ thuật vẫn phát triển. 0,75đ
  1. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản”?

Nhật Bản từ nước bại trận trong Chiến tranh thế giới 2, sau 3 thập niên đã trở thành siêu cường kinh tế mà nhiều người gọi đó là sự “thần kì Nhật Bản”. 0,75đ

  1. Nguyên nhân: 7 ý x 0,25đ = 1,75đ
  •  Khách quan: Kinh tế thế giới đang thời kì phát triển; thế giới đạt nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật.
  •  Người Nhật Bản có truyền thống văn hóa giáo dục, đạo đức lao động, ý chí tự lực tự cường,  lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật, biết hợp tác trong lao động, tiết kiệm, tay nghề cao…

– Nhà nước quản lý kinh tế có hiệu quả…

  •  Các công ti Nhật Bản năng động, năng lực cạnh tranh cao, biết cách len  vào thị trường các nước…
  •  Áp dụng khoa học kĩ thuật, cải tiến sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…
  •   Chi phí cho quốc phòng ít.
  •   Cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện phát triển kinh tế. Biết tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ, lợi dụng chiến tranh ở Triều Tiên (1950-1953) và ở Việt Nam (1954-1975) để làm giàu.
  1. Bài học kinh nghiệm: 6 ý x 0,5đ = 3đ
  • Coi trọng việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ và giáo dục.
  •    Phát huy nhân tố con người, đạo đức lao động, sử dụng tối đa tiềm năng sáng tạo của con người.
  •    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
  •    Phát huy truyền thống tự lực tự cường
  •    Tăng cường vai trò Nhà nước trong quản lí kinh tế: Lựa thời cơ xây dựng chiến lược kinh tế, thay đổi linh hoạt cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài vào các ngành then chốt, mũi nhọn…
  •    Quản lí doanh nghiệp một cách năng động, có hiệu quả. Biết thâm nhập thị trường thế giới, đạt hiệu quả cao trong cạnh tranh.
  1. Diễn đạt : Không sai ngữ pháp, phân tích tốt : 0,25 đ

Câu 2 ( 5 điểm ):

         Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX.

  1. Bối cảnh xã hội Vit Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
  • Hai mâu thuẫn cơ bản: dân tộc và giai cấp…0,25đ
  • Khủng hoảng đường lối và lãnh đạo…0,5đ
  •    Biến chuyển kinh tế và xã hội tạo cơ sở cho phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển. 0,5đ
  1. Kết quả tất yếu và sản phẩm của sự kết hợp…: 7 ý x 0,5đ = 3,5đ
  • Sự phát triển của phong trào yêu nước …; Phong trào yêu nước đòi hỏi có đường lối mới và lãnh đạo mới.
  • Sự phát triển của phong trào công nhân …; Đặc điểm của giai  cấp công nhân VN …
  • Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào VN… Vai trò của Hội VN cách mạng thanh niên : Thúc đẩy quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào VN, đào tạo cán bộ…
  •    Sự kết hợp 3 nhân tố ở Nguyễn Ái Quốc : Từ người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc trở thành người công nhân rồi trở thành người cộng sản năm 1920.
  •    Sự kết hợp 3 nhân tố thể hiện ở sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản…
  •    Yêu cầu sớm hình thành một tổ chức cộng sản duy nhất : Sự chia rẽ làm suy yếu phong trào ; Hội nghị hợp nhất : Đầu 1930 tại Hương Cảng ; Chính cương, Sách lược vắn tắt…
  •    Đảng ra đời là tất yếu : Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử ;   Chấm dứt khủng hoảng đường lối và lãnh đạo, bước ngoặt lịch sử, cách mạng VN là bộ phận của cách mạng thế giới.

 Diễn đạt : Không sai ngữ pháp, phân tích tốt : 0,25 đ

Câu 3  ( 5 điểm ):

Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 tập 2 có đoạn viết về bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945:

“Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa ở đô thị để khi có thời cơ thì phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.”

Hãy trình bày ý kiến của em về nhận định trên và lấy dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho lập luận của mình.

  •  Bạo lực cách mạng: Sức mạnh của quần chúng cách mạng dùng để đánh đổ chính quyền của bọn thống trị, giành lấy chính quyền về tay nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng. Bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp (chính trị, quân sự…) rất to lớn. Đó là công cụ để đập tan một chế độ xã hội đã lỗi thời, thúc đẩy sự phát triển, chuyển biến cách mạng. Dùng bạo lực cách mạng để chống bạo lực phản cách mạng. (Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông). 0,75 đ
  •  Chính cương, Sách lược vắn tắt (đầu năm 1930): Chủ trương tổ chức quân đội công nông. 0,25 đ

         – Luận cương 10.1930: Tình thế xuất hiện thì phát động quần chúng võ trang bạo động đánh đổ chính quyền của giai cấp thống trị. 0,25 đ

  •  Cao trào 1930-1931: Tổng bãi công của công nhân Vinh – Bến Thủy (1.8.1930); nông dân Nghệ Tĩnh biểu tình có vũ trang tự vệ; lần đầu tiên nhân dân thực sự nắm chính quyền ở địa phương (Xô viết Nghệ Tĩnh). 0,25đ
  •  1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi nghĩa Nam Kì, du kích Bắc Sơn…0,25 đ
  •  5.1941, Hội nghị Trung ương 8, thành lập Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc đấu tranh chính trị… 0,25 đ
  •  Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích từ tháng 7.1941 đến 2.1942. 0,25 đ
  •  22.12.1944, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Phay Khắt, Nà Ngần…0,25đ
  •  Từ 3.1945 đến giữa tháng 8.1945: Khởi nghĩa từng phần ở các địa phương. 0,25 đ
  •  15.4.1945: Hội nghị quân sự Bắc kì, Ủy ban quân sự Bắc kì…0,25 đ
  •  6.1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời, căn cứ địa cách mạng, hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. 0,25 đ
  •  Phá kho thóc, giải quyết nạn đói. 0,25 đ
  •  Chớp thời cơ, Tổng khởi nghĩa: Dự đoán khả năng Nhật sẽ đầu hàng, Đảng quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trước khi Nhật chính thức đầu hàng. 0,25 đ
  •  14 đến 18.8.1945, một số địa phương khởi nghĩa giành chính quyền sớm: Quảng Ngãi, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. 0,25 đ
  •  19.8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. 0,25 đ
  • 23.8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế. 0,25 đ
  • 25.8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn. 0,25 đ
  •  Diễn đạt : Không sai ngữ pháp, phân tích tốt : 0,25 đ

           Câu 4 ( 8 ý x 0,25đ=2 điểm ):

Thời gian

  Sự kiện

    1920    

Thành lập công hội ở Sài Gòn – Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

       8.1925   

Thợ máy xưởng Ba Son bãi công

          1928

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương “vô sản hóa”.

  25.12.1927

Thành lập Việt Nam quốc dân đảng.

      6.1929

Thành lập Đông Dương cộng sản đảng.

 12.9.1930

Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An)

      3.1935

Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao (Trung Quốc)  

    11.1939

Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương