Ôn tập Chữ Người Tử Tù

ÔN BÀI CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – NGUYỄN TUÂN

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

– Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác. “Chữ người tử tù” in trong tập “Vang bóng một thời” (1938) là truyện ngắn tiêu biểu của ông trước Cách mạng tháng Tám.
– Qua vẻ đẹp của Huấn Cao, tác giả đã ca ngợi những người tài hoa, có nhân cách và gởi gắm lòng yêu nước kín đáo, cảm động.

 
II. NỘI DUNG CHÍNH:
– Độc đáo: + Người chơi chữ đẹp: viên Quản ngục
                  + Người viết chữ đẹp: kẻ tử tù
 
– Thú vị: +Ngoài đời: hai người là kẻ thù
              +Tâm hồn: là hai người tri kỷ tri âm.
 
2. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao:
 
a. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa của một thời đã qua: “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, được mọi người thán phục và là niềm mơ ước, khát khao của viên Quản ngục.
 
– Chữ của Huấn Cao còn là báu vật hiếm có trên đời
 
b. HC là người có khí phách hiên ngang : Ông coi thường bạo lực, dám chống lại triều đình, khinh khi Quản ngục, “đến cảnh chết chém còn chẳng sợ” và bình tĩnh chờ ngày thụ án- Bị tù về thể xác nhưng tự do trong tâm hồn.
 
c. Huấn Cao là người có nhân cách cao thượng, có thiên lương trong sáng :
 
– Vàng bạc và quyền thế không thể ép ông cho chữ.
– Rất trân trọng “ thiên lương”.
– Nhân cách cao đẹp của ông thể hiện qua cảnh cho chữ trong tù –một việc làm “xưa nay chưa từng có”- khẳng định cái đẹp, cái tài hoa đã chiến thắng cái xấu xa thấp hèn. 
– Lời khuyên của ông với Quản ngục thật chân thành cũng chứng minh nhân phẩm và thiên lương tỏa sáng nơi bất lương ngự trị – Huấn Cao là hiện thân của phẩm chất cao đẹp và cái tâm của người nghệ sĩ.
 
=> Tác giả đã dựa vào nguyên mẫu Cao Bá Quát- một nhà thơ có bản lĩnh thế kỷ XIX để xây dựng hình tượng Huấn Cao với vẻ đẹp nhân cách đáng trân trọng.
 
3-Viên Quản ngục:
 
– Là người biết trân trọng cái tài, cái thiên lương, cái đẹp, chữ đẹp.
– Những suy nghĩ và hành động của ông với Huấn Cao đều thể hiện tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và một khao khát đáng trân trọng: có chữ của ông Huấn Cao treo trong nhà.
– Cái vái lạy của ông với Huấn Cao ở đoạn cuối là một lời thề thiêng liêng- khẳng định cái đẹp và tài hoa đã cảm hóa nhân cách con người.
 
III. KẾT LUẬN : 
 
– Bút pháp điêu luyện sắc sảo, ngôn ngữ cổ phong phú góp phần tạo nên thành công của truyện.
 
– Truyện thể hiện tài năng và nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng : Khai thác sự vật và con gnười dưới góc đột thẩm mĩ, tài hoa.