Nhà Trần- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông

Vào Thời nhà Trần, ba lần quân Nguyên-Mông sang xâm lược nước ta.
Lúc đó, quân Nguyên -Mông đang tung hoành khắp châu Âu và châu Á. Khi quân Nguyên-Mông tràn vào nước ta, lo sợ trước sức mạnh của quân giặc, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hòa, Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1258 mở đầu với thất bại của quân Đại Việt trong trận Bình Lệ Nguyên, nhưng cuối cùng họ đã đại phá quân Nguyên trong trận Đông Bộ Đầu. Cuộc chiến này đã kết thúc với chiến thắng của nước Đại Việt, ghi dấu công lao của vua Trần Thái Tông trong việc lãnh đạo quân dân chiến đấu chống quân xâm lược.

soan bai tran quoc tuan

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai( năm 1285), vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh thành Thăng Long, ở điện Diên Hồng để hỏi kế đánh giặc. Trả lời câu hỏi của Vua " nên đánh hay nên hòa", điện Diên Hồng đồng thanh vang lên tiếng hô của các bô lão: " Đánh !". Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng. 

Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến đã viết " Hịch tướng sĩ", trong đó có câu: " Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…". Lời hịch đã khích lệ lòng quyết tâm của binh sĩ, các binh sĩ đã tự mình thích vào cánh tay hai chữ " Sát Thát" nghĩa là giết giặc Mông Cổ.
 
 
Cuộc Kháng chiến chống Nguyên- Mông lần thứ 3 (năm 1287- 1288) dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
 
 Cả ba lần, trước cuộc tấn công xâm lược của hàng vạn quân giặc, vua tôi nhà Trần đều chủ động rút lui khỏi kinh thành Thăng Long. Quân Mông-Nguyên vào được Thăng Long nhưng không một bóng người, một chút thức ăn. Chúng điên cuồng phá phách nhưng chỉ thêm mỏi mệt và đói khát.
Chính lúc đó quân ta tấn công quyết liệt vào thành Thăng Long. Lần thứ nhất chúng cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng cướp phá như khi vào xâm lược. Lần thứ hai, tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát thân. Lần thứ ba, quân ta chặn đường rút lui của quân giặc, dùng kế cắm cọc gỗ nhọn tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng.
 
-> Từ đó về sau quân Mông – Nguyên không dám sang xâm phạm nước ta lần nữa.