Ôn thi TN: Quá trình tìm đường cứu nước và vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam?

Quá trình tìm đường cứu nước và vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam?

1. Hành trình tìm đường cứu nước.

– 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời cảng nhà Rồng đi sang các nước phương Tây tìm đường cứu nước.

– Từ 1911 đến 1917, Người đi nhiều nơi trên thế giới nên phân biệt rõ bạn và thù.

– Năm 1917 từ Anh trở về Pháp. Một thời gian sau, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp.

– 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, gửi đến Hội nghị Verseilles bản yêu sách 8 điểm đòi tự do, dân chủ, quyền tự quyết và bình đẳng cho dân tộc.

– 7/1920, Người đọc và nghiên cứu bản sơ thảo “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin, từ đó Người tìm thấy con đường cứu nước mới.

– 25/12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tours, Người đã đứng về phía Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản  đầu tiên ở Đông Dương.

– Các sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc vì Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: độc lập dân tộc kết hợp với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa  yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế vô sản.

2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị – tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

a. Chính trị – tư tưởng.

Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc:

– 1921 sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa để tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa.

– 1/4/1922 chủ biên báo Người cùng khổ (Le Paria), vạch trần chính sách bóc lột của Pháp. Người còn viết nhiều bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết quyển Bản án chế độ thực dân Pháp.

– 13/6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị thành lập Quốc tế Nông dân (10/10/1923), sau đó làm việc ở Quốc tế Cộng sản, tiếp tục nghiên cứu những vấn đề chiến lược cách mạng.

– 17/6/1924, Người dự và đọc tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Sau đó học tập và nghiên cứu ở Quốc tế cộng sản, viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín quốc tế.

Vai trò:

  • Là bước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
  • Thông qua Hội Liên hiệp thuộc địa, các sách báo được bí mật đưa về nước, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin, lên án chế độ thực dân Pháp, thức tỉnh lòng yêu nước, vận động quần chúng đấu tranh.

– Người tích cực nghiên cứu lý luận cách mạng, chuẩn bị truyền bá về Việt Nam lý luận giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Marx Lenin.

b. Về tổ chức.

Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc:

  • Tiếng bom Sa Diện đã gọi nhiều thanh niên yêu nước VN sang Quảng Châu (Trung Quốc).
  • 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu, sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
  • 6/1925, Nguyễn Ái Quốc tập hợp những người yêu nước thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với hạt nhân là Cộng sản đoàn.
  • Lúc này giai cấp công nhân VN chưa là lực lượng chính trị độc lập nên cần phải có một tổ chức quá độ nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Marx Lenin vào phong trào CN.
  • Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có nhiệm vụ đào tạo cán bộ, tuyên truyền chủ nghĩa Marx Lenin, xây dựng cơ sở trong quần chúng.
  • Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tổ chức, huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng để đưa về nước hoạt động.
  • 21/6/1925, Người ra báo Thanh niên. Năm 1927 tác phẩm “Đường Kách mệnh” được xuất bản nhằm trang bị những nội dung cơ bản về lý luận giải phóng dân tộc.

Do tác động của Hội, phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản ngày càng phát triển mạnh mẽ: hệ thống tổ chức và hội viên phát triển khắp nước.

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã trở thành tổ chức tiền thân của Đảng, có tính chất quá độ và tính chất vô sản sớm nhất ở Việt Nam.

Từ giữa năm 1929, Hội đã phân hoá, lập ra các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

Vai trò:

  • Là bước trực tiếp chuẩn bị về chính trị – tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
  • Nguyễn Ái Quốc là người chọn lựa, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản.
  • Xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, tổ chức truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin vào Việt Nam.
  • Đào tạo cán bộ, lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản.
  • Đây là sự nghiệp lớn lao, gian khổ và độc đáo, sáng tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

3. Những phương hướng chiến lược cơ bản của cách mạng do Nguyễn Ái Quốc vạch ra trong thời kì từ 1919 – 1929.

– Những tư tưởng Nguyễn Ái Quốc truyền bá trong giai đoạn này chính là nền tảng tư tưởng của Đảng sau này:

  • Cách mạng Việt Nam là một cuộc cách mạng GPDT, có hai kẻ thù là đế quốc và phong kiến.
  • Lực lượng cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân, nhưng giai cấp công – nông là gốc của cách mạng.
  • Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.
  • Vạch rõ mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc (cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng giai cấp).