Ôn thi TN: Nước Mỹ từ 1945 đến 2000

I. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973

1. Sự phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật.

a. Sự phát triển kinh tế.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:

+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 – hơn 56%). Sản lượng nông nghiệp năm 1949 bằng hai lần sản lượng của Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm ¾ dự trữ vàng của thế giới. Mĩ nắm hơn 50% số tàu bè trên biển.

+ Chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới

– Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

– Nguyên nhân chủ yếu:

+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ kĩ thuật cao và nhiều khả năng sáng tạo.

+ Ở xa chiến trường, không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá. Mĩ yên ổn phát triển kinh tế, làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí và các phương tiện quân sự cho các nước tham chiến.

+ Mĩ đã áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lý cơ cấu nền kinh tế…

b. Về khoa học kĩ thuật:

Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, đi đầu và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực như chế tạo công cụ sản xuất (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (Pôlime), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử), chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

2. Chính sách đối ngoại.

– Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu nhằm mưu đồ thống trị thế giới. Ba mục tiêu của chiến lược toàn cầu: Chống hệ thống xã hội chủ nghĩa; Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình thế giới; Khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

– Để thực hiện các mục tiêu trên, Mĩ đã:

 + Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.

 + Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính của các cuộc chiến tranh xâm lược, tiêu biểu là cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài tới 20 năm (1954-1975).

– Năm 1972 tổng thống Mỹ Nichxơn thăm TQ và LX nhằm thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào dấu tranh cách mạng, giải phóng của các dân tộc.

II. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991.

– Kinh tế:

+ 1973-1982 kinh tế khủng hoảng và suy thoái do tác động của khủng hoảng năng lượng thế giới 1973.

+ Từ 1983 kinh tế phục hồi và phát triển nhưng tỉ trọng kinh tế Mỹ giảm sút so với trước.

-Chính sách đối ngoại:

  + Từ sau Hiệp định Pari( 1973) Mỹ tiếp tục chiến lược toàn cầu , chạy đua vũ trang

  +Sự đối đầu X-M Mỹ suy giảm về kinh tế và chính trị; Tây Âu và Nhật vươn lên

 +1989 Mỹ và LX tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế.

 + Sự kiện 11/09/2001 là một đòn nằng nề đối với nền an ninh của Mĩ, chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.

III. NƯỚC MỸ TỪ 1991 ĐẾN NĂM 2000.

-Kinh tế : vẫn đứng đầu thế giới: năm 2000 , GDP là 9765 tỉ USD , bình quân GDP đầu người là 34600 USD , tạo ra 25% sản phẩm của taonf thế giới ; chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế-tài chính quốc tế như WTO,WB, IMF..

-Khoa học-kỹ thuật: tiếp tục phát triển mạnh mẽ , chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới.

– Sau Chiến tranh lạnh, chính quyền Tổng thống Clintơn đã đề ra Chiến lược cam kết và Mở rộng với ba mục tiêu: Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ; Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

– Mục tiêu bao trùm của Mĩ là muốn thiết lập Trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ trở thành siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới.