Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông – Tây
– Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của CNXH và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
– Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
– CNXH đã trở thành hệ thống thế giới, đang mở rộng ra châu Á và Mĩ Latinh, làm cho CNXH mở rộng từ Âu sang Á và Mĩ Latinh, ảnh hưởng của Liên Xô và CNXH nói chung ngày càng lớn. Trong bối cảnh ấy Mĩ tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng này của CNXH.
– Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất về kinh tế – tài chính, quân sự và đang nắm trong tay lợi thế vũ khí nguyên tử. Từ đó, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới, chống lại CNXH…
– Trong bối cảnh thế giới sau chiến tranh, Xô – Mĩ đã chuyển từ sự hợp tác trong chiến tranh sang tình trạng đối đầu và chiến tranh lạnh.
Những biểu hiện của chiến tranh lạnh
– Sự kiện được xem là mở đầu cho chính sách chống Liên Xô gây nên tình trạng chiến tranh lạnh của Mĩ là bản thông điệp của Tổng thống Tru-man gửi quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn của nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
– Tháng 6/1947 thông qua “kế hoạch Macsan” với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh.
– Ngày 4 – 4 – 1949, Mĩ thành lập khối quân sự – tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
– Liên xô:
+ Tháng 1/1949 thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế SEV
+ Tháng 5/1955 thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
Như vậy sự đối lập về kinh tế, chính trị, quân sự dẫn đến sự xác lập cục diện 2 cực giữa 2 phe, do hai siêu cường Xô – Mỹ đứng đầu, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.