Cấu trúc một đề HSG Văn thường gặp

CẤU TRÚC MỘT ĐỀ HỌC SINH GIỎI THƯỜNG GẶP 

A. DẠNG ĐỀ CÓ PHẦN ĐỌC HIỂU

1. Các văn bản trong phần đọc hiểu thường lấy ngữ liệu ở đâu?những khía cạnh nào?

Ngữ liệu đọc hiểu là 1 đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào, từ văn bản khoa học, báo chí, nghị luận, đến văn bản nghệ thuật… miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Các văn bản ấy có thể trong hoặc  không nằm trong chương trình đã học hay trong SGK mà hoàn toàn mới lạ. Các văn bản này thường được lấy từ nhiều nguồn, như các tài liệu tham khảo dành cho học sinh, tác phẩm của các tác giả nổi tiếng, các bài báo hay các công trình nghiên cứu có ý nghĩa

   Các em nên chú ‎ý đến các văn bản có liên quan, hoặc đề cập đến các vấn đề sau:  bảo vệ văn hóa dân tộc; thói sùng ngoại, bài ngoại, thói tham ô lãng phí; biển đảo và trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo của đất nước …thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân .ý thức con người về biến đổi khí hậu; ngập mặn, hạn hán ,vai trò của nguồn nước trong cuộc sống, lòng tự trọng, lòng nhân ái khoan dung, lí tưởng, lẽ sống, phẩm chất, sự thành đạt của tuổi trẻ, nghị lực sống của con người, cho và nhận…….. (qua các vấn đề thường nhật,câu chuyện, tấm gương) … …

2. Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu

– Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…

– Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.

– Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.

 * Phần đọc hiểu

– Đề bài người ta thường đưa một khổ thơ hoặc một đoạn và yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi.

– Các câu hỏi thường gặp:

+Xác định thể thơ, kiểu bài

+Nội dung chính của khổ thơ,đoạn trích là gì? (Câu chủ đề của đoạn trích là gì – với đoạn văn)

+Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong khổ thơ, đoạn trích? Tác dụng của chúng?

* VÍ DỤ:

2.1. Với thơ

– Câu hỏi 1:

+ Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ. Thông thường trong bài người ra đề sẽ cho vào các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/ bảy chữ/ lục bát

+ Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ/ câu, 4 câu/ bài)… xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một bài. (Các thể thơ thuộc giai đoạn trung đại trong đề thường ít cho nhưng phải nắm được cách xác định)

+ Xác định phương thức biểu đạt.

– Câu hỏi 2: Đưa nội dung chính của khổ thơ, tức là dụng ý cuối cùng của tác giả.

– Câu hỏi 3: Các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật, giá trị biểu đạt của các BPTT trong đoạn thơ.

 – Câu hỏi 4:(NLXH). Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ nội dung đoạn thơ hay ý thơ.