Ôn tập Sử 11 – Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Bài 7: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI

1. Sự phát triển của nền văn hóa mới trong buổi đầu thời cận đại đến giữa thế kỉ XIX.

– Kinh tế các nước có điều kiện phát triển sau các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp.

– Trong xã hội tồn tại những mối quan hệ cũ, mới chồng chéo phức tạp, đây là hiện thức sống động để các nhà văn, thơ, kịch có điều kiện sáng tác.

– Thành trì của chế độ phong kiến lung lay rệu rã.

Xuất hiện những nhà tư tưởng tiến bộ, những nhà văn, thơ, nhà viết kịch nổi tiếng.

– Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII ở Pháp với những con người tiêu biểu như Mông-te-xki-ơ (1689 – 1755), Vôn-te (1694 – 1778), G.G. Rút-tô (1712 – 1778),nhóm Bách khoa toàn thư

– Châu Âu: ở Pháp có Pi-e Cooc-nây (1606 – 1684) là đại diện xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp; La Phông-ten (1621 – 1695) là nhà thơ ngụ ngôn Pháp; Mô-li-e (1622 – 1673) là người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp… Ban-dắc (Pháp 1799 – 1850), An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 – 1875), Pu-skin (Nga, 1799 – 1837).

–  Châu Á: Tào Tuyết Cần (1716 – 1763) của Trung Quốc; Nhật Bản có nhà thơ nhà soạn kịch xuất sắc Chi-ka-mát-xư Môn-đa-ê-môn (1653 – 1725); ở Việt Nam thế kỉ XVIII có nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784),…

* Tác dụng : 

+ Phản ánh hiện thức xã hội ở các nước trên thế giới thời kỳ cận đại.

+ Hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản, tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, góp phân vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.

2. Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

a. Điều kiện lịch sử.

Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới và bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

Giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, mở rộng và xâm lược thuộc địa thì đời sống nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ.

* Những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

– Vích to Huy-gô (1802 – 1885): Những người khốn khổ

–  Lép Tôn-xtôi (1828 – 1910): Chiến tranh và hòa bình

–  Mác-Tuên (1935 – 1910): Những cuộc phiêu lưu của Hác-ki-bê-ri (1884)

–  Lỗ Tấn (1881 – 1936): A.Q. Chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc,…

–  Hô-xê Mác-ti (1823 – 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cu ba.

– Nghệ thuật: cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới.

–  Họa sĩ: Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)…

* Tác dụng: Phản ánh hiện thực xã hội, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.