Ông tập Sử 10: Phong trào yêu nước

Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam Từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động.

– Nguyên nhân phong trào : Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905).

– Lãnh đạo: Phan Bội Châu

– Nét chính hoạt động của phong trào Đông du.

+ Từ năm 1905 đến 1908, đưa HS Việt Nam sang Nhật học đã lên tới 200 người.

+ Từ tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết và yêu cầu Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước khỏi đất Nhật. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu cũng phải rời đất Nhật. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.

– Nguyên nhân thất bại: Do các thế lực đế quốc (Nhật – Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.

2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

– Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

– Hình thức hoạt động: mở trường, diễn thuyết về các vấn đề xã hội, tình hình thế giới, đả phá các hủ tục phong kiến, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp…

– Nguyên nhân phong trào:

+ Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.

+ Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân…