Bài 3: TRUNG QUỐC
1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Nội dung | Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc | Phong trào Duy tân | Phong trào Nghĩa Hoà đoàn |
Diễn biễn chính | Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại Kim Điền (Quảng Tây) –lan rộng khắp cả nước –> bị phong kiến đàn áp –> năm 1864 | Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế | Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công –> thất bại |
Lãnh đạo | Hồng Tú Toàn | Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu | |
Lực lượng | Nông dân | Quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự | Nông dân |
Tính chất – ý nghĩa | Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãnh Thanh | Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc | Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc. |
Nguyên nhân thất bại
+ Chưa có tổ chức lãnh đạo
+ Do sự bảo thủ, hèn nhát của trièu đình phong kiến.
+ Do phong kiến và đế quốc câu kết đàn áp.
2. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911
* Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội
– Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản
– Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hôi – chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
– Cương lĩnh chính trị: Theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
– Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh thành lập dân quốc, bình quân địa quyền.
* Cách mạng Tân Hợi
– Nguyên nhân:
+ Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến.
+ Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc –> phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
– Diễn biến:
+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911 –> lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.
Ngày 29/12/1911 Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
+ Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.
– Kết quả:
Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.
– Tính chất – ý nghĩa:
+ Cách mạng mang tính chất cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
+ Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến Châu á.