Ôn tập Sử 11 – Bài 2: Ấn Độ

Bài 2: ẤN ĐỘ

1. Tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX

– Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ:

    + Từ đầu thế kỷ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu –> các nước phương Tây chủ yếu Anh – Pháp đua nhau xâm lược.

    + Kết quả: Giữa thế kỷ XVII Anh hoàn toàn xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

– Chính sách cai trị của thực dân Anh:

   + Về kinh tế: Thực dân Anh thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên cùng kiệt và bóc lột nhân công rẻ mạt –> nhằm biến ấn Độ thành thị trường quan trọng của Anh.

   + Về chính trị – xã hội:

Chính phủ Anh thiết lập chế độ cai trị trực tiếp ấn Độ với những thủ đoạn chủ yếu là: chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị, khơi sâu thù hằn dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội.

   + Về văn hoá – giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

– Hậu quả :

   + Kinh tế giảm sút, bần cùng

   + Đời sống nhân dân người dân cực khổ

2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859)

Xem ở bài học

3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

 – Sự thành lập Đảng Quốc đại: Năm 1885 giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại.

– Hoạt động

     + Trong 20 năm đầu Đảng chủ trương đấu tranh ôn hoà.

    + Do thái độ thoả hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh,

nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hoá thành 2 phái: ôn hoà và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).

    + Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben-gan 1905.

    + Đỉnh cao của phong trào là cuộc tổng bãi công ở Bom-bay 1908.

    + Tháng 6/1908 thực dân Anh bắt Ti-lắc, kết án 6 năm tù –> công nhân Bom-bay đã tổng bãi công kéo dài 6 ngày để ủng hộ Ti-lắc.

Cao trào cách mạng 1905 – 1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.