Ôn tập Sử 10 – Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ 2

Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

I. Con đường dẫn đến chiến tranh

1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 – 1937)

– Giai đoạn 1931 – 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược:

+  Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

+ Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tay Ban Nha (1936 – 1939)

+ Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc xai, âm mưu thành lập một nước “Đại Đức” ở châu Âu.

 – Thái độ của các nước lớn:

+ Liên Xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ Mĩ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn  thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.

2. Tự hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới.

* Hội nghị Muy-ních:

– Hoàn cảnh triệu tập:

+Tháng 3/1938, Đức thôn tính Aïo. Sau đó Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.

+ Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược.

+ Anh – Pháp tiếp tục thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

– Nội dung: Anh – Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.

– Ý nghĩa:

+    Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ – Anh – Pháp.

+    Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh – Pháp – Mĩ  và Đức – Italia – Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.

* Sau hội nghị Muy-ních:

– Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939)

– Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

– Ngày 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau”

=>  Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.

II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 9/1940).

Thời gianChiến sựKết quả
Từ 01/9/1939 đến ngày 29/9/1939Đức tấn công Ba LanBa Lan bị Đức thôn tính.
Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1939“Chiến tranh kỳ quặc”Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng
Từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu– Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính. Pháp-đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được
Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941Đức tấn công Đông và Nam Âu– Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính.

III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942).

1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.

* Mặt trận Xô – Đức.

– Ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô theo kế hoạch đã định.

– Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ta khỏi cửa ngõ Matxcơva, làm phá sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng của Đức”.

– Cuối năm 1942 Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiếm Xtalingrat, song không thể chiếm được thành phố này.

* Mặt trận Bắc Phi.

– Tháng 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập.

– Tháng 10/1942, liên quân Mĩ – Anh giành thắng lợi lớn trong trận En A-la-men (Ai Cập) và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận. 

2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.

– Từ tháng 12/1941 – tháng 5/1942, Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công và chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành.

– Nguyên nhân:

+ Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.

+ Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mĩ – Anh thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.

– Sự thành lập: Ngày 01/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) ra tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.

– Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.

IV. Quân đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ tháng 11/1942 đến tháng 8/1945)

1. Quân đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944).

* Ở Mặt trận Xô-Đức: Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng quân Liên Xô phản công, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ gồm 33 vạn người của phát xít Đức ở Xtalingrát.

* Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới, buộc quân Đức phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự, mở ra thời kỳ Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tổng tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.

   – Cuối tháng 8/1943, Hồng quân bẻ gãy cuộc phản công của Đức tại vòng cung Cuốcxcơ, đánh tan 50 vạn quân Đức.

   – Tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.

* Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ – Anh phản công quét sạch quân Đức – Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.

* Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ – Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.

* Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.

2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

a. Phát xít Đức bị tiêu diệt.

– Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông

– Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Italia gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

– Năm 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở cuộc tận công quân Đức ở Mặt trận phía tây từ tháng 2/1945.

– Ngày 16/4 đến ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu quân Đức tại Béclin. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt.

– Tháng 5/1945, nước Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

b. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

– Từ năm 1944, Mĩ – Anh triển khai tấn công quân Nhật  ở Miến Điện, Philíppin, các đảo ở Thái Bình Dương.

– Mĩ tăng cường đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân. Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagasaki giết hại hàng vạn người.

–         Ngày 8/7, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu.

– Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

V. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.

–  Chủ nghĩa phát xít Đức – Italia

– Nhật sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó, 3 cường Quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

–  Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu  người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la.

– Ý  nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Niên đạiSự kiệnDiễn biến chínhKết quả, ý nghĩa
I. NƯỚC NGA (LIÊN XÔ)
Tháng 2/1917Cách mạng dân chủ tư sản– Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát.

– Khởi nghĩa vũ trang

– Nga hoàng bị lật đổ

 

– Lật đổ chế độ Nga hoàng

– Hai chính quyền song song tồn tại

– Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Tháng 11/1917Cách mạng XHCN– Chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô.– Thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu.
  – Chiếm cung điện Mùa Đông

– Toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki)

– Đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga lên làm chủ đất nước.

– Là tấm gương cổ vũ phong trào cách mạng thế giới đi theo con đường cách mạng vô sản

1918 – 1920Chống thù trong giặc ngoài– Quân đội 14 nước đế quốc câu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ  trang vào nước Nga Xô viết.– Đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù.

– Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.

  – Thực hiện  chính sách cộng sản thời chiến. 
1921 – 1925Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế– Trong nông nghiệp thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thế lương thực.

– Trong công nghiệp, tập trung khôi phục công nghiệp nặng.

– Trong thương nghiệp: Tự do buôn bán, phát hành đồng Rup mới.

– Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

– Phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước hiện nay.

Tháng 12/1922Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập (Liên Xô ).– Gồm 3 nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, Ucrâin, Bêlorutxia và ngoại Cápcadơ.– Tăng cường sức mạnh về mọi mặt để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
1925 – 1941Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hộiThực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932)

– Kế hoạch  5 năm lần thứ hai (1933 – 1937)

– Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (từ năm 1937) bị gián đoạn do phát xít Đức tấn công 6/1941.

– Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa, có nền văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
1941 – 1945Chiến tranh vệ quốc vĩ đại– Giải phóng lãnh thổ Liên Xô.

– Giải phóng các nước Trung và Đông Âu.

– Tiêu diệt phát xít Đức ở Béclin, tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.

– La lực lượng trụ cột góp phần quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

– Bảo vệ vững chắc tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

II. CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1919 – 1922– Hội nghị Véc xai (1919 – 1920) và hội nghị Oasinhtơn (1921 – 1922)– Ký kết các hòa ước và các Hiệp ước phân chia quyền lợi.

– Các nước tư bản thắng trận giành nhiều lợi lộc. Các nước bại trận chịu nhiều điều khoản nặng nề.

– Một trật tự thế giới mới được thiết lập (trật tự Véc-xai – Oasinhtơn).

– Mâu thuẫn giữa các đế quốc tiếp tục căng thẳng.

1918 – 1923Khủng hoảng kinh tế chính trị– Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, gặp rất nhiều khó khăn.

– Chính trị – xã hội bất ổn định, cao trào cách mạng dâng cao suốt những năm 1918 – 1923

– Đẩy hệ thống tư bản chủ nghĩa vào tình trạng không ổn định.

– Tạo điều kiện cho phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, làm ra đời tổ chức Quốc tế Cộng sản (1919).

1924 – 1929Ổn định và phát triển kinh tế– Các ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng.

– Là thời kỳ phồn vinh của kinh tế Mĩ.

– Kinh tế phát triển không đồng bộ và thiếu kế hoạch, thiếu điều tiết.

– Tạo nên giai đoạn ổn định tạm thời của Chủ nghĩa tư bản.

– Nảy sinh mầm mống dẫn tới khủng hoảng kinh tế.

1929 – 1933Đại khủng hoảng kinh tế– Nổ ra đầu tiên ở mĩ rồi lan khắp thế giới tư bản.

– Kéo dài gần 4 năm (1929 – 1933) trầm trọng nhất là năm 1932

– Tàn phá nặng nề nên kinh tế, chính trị xã hội rối loạn, phong trào cách mạng bùng nổ.

– Các nước tư bản tìm lối thoát bằng những con đường khác nhau:

+   Tiến hành cải cách (Mĩ, Anh, Pháp),

 + Thiết lập chế độ độc tài phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản)

1933Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức.– Ngày 30/1/1933 Hít-le lên làm Thủ tướng.

Chính phủ, thiết lập chế độ độc tài phát xít ở Đức.

– Thi hành chính sách, chính trị, kinh tế, đối ngoại phản động nhằm phát động chiến tranh  phân chia lại thế giới.

– Mở ra thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức

– Báo hiệu nguy cơ chiến tranh thế giới.

1933 – 1935Chính sách mới (New deal) của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven– Thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực KT tài chính và chính trị xã hội.– Cứu chủ nghĩa tư bản Mĩ khỏi cơn nguy kịch.

– Làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, không đi theo con đường chủ nghĩa phát xít.

Nửa cuối những năm 1930Hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau.– 1936 – 1937, khối phát xít Đức, Italia, Nhật Bản (còn gọi là trục tam giác – Béc-lin-Rôma – Tôkiô) được hình thành.– Quan hệ quốc tế căng thẳng, dẫn tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

  – Khối thứ hai thành lập muộn hơn gồm Mĩ, Anh, Pháp.– Thúc đẩy phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh .
1939 – 1945Chiến tranh thế giới thứ hai– Ban đầu là cuộc chiến tranh  giữa 2 khối đế quốc Đức – Italia – Nhật Bản và Mĩ – Anh – Pháp.

– Sau khi Liên Xô tham chiến, Mĩ, Anh và nhiều nước khác đứng về phía Liên Xô chống phát xít. Chiến tranh thế giới thứ hai trở thành cuộc chiến tranh  chống phát xít.

– Chủ nghĩa phát xít Đức – Italia, Nhật Bản bị tiêu diệt. Thắng lợi thuộc về các nước đồng minh chống phát xít.

– Mở ra thời kỳ phát triển mới của hệ thống tư bản chủ nghĩa.

III. CÁC NƯỚC CHÂU Á
1918 – 1923Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc– Ngày 04/5/1919, phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc

– Năm 1921 cách mạng Mông Cổ thắng lợi.

– 1918 – 1922, nhân dân Ấn Độ tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh.

– Phong trào ở Thổ Nhỉ Kỳ, Apganitxtan, Triều Tiên…

– Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Á.

– Chuẩn bị cho bước phát triển ở giai đoạn sau.

1924 – 1929Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục mạnh mẽ ở châu Á.– Ở Trung Quốc, năm 1924 – 1927 diễn ra nội chiến cách mạng lần thứ nhất.

– Ấn Độ: phong trào công nhân 1924 – 1927. Đảng Quốc đại tăng cường hoạt động.

– Inđônêxia: Đảng Cộng sản tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh…

– Giáng đòn mạnh mẽ vào các thế lực thống trị.
1929 – 1939Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít.– Trung Quốc: Đấu tranh chống nền thống trị phản động Tưởng Giới Thạch và kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược.

– Ấn Độ: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh 1929 – 1932. ĐCS Ấn Độ thành lập (tháng 11/1939).

– Tạo nên làn sóng cách mạng sôi nổi ở các nước châu Á.

– Tấn công mạnh mẽ vào các thế lực đế quốc, thực dân , phát xít.

   – Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) lãnh đạo cao trào cách mạng 1930 – 1931, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939.

– Inđônêxia: Thành lập Mặt trận thống nhất chống phát xít năm 1929.

 
1939 – 1945Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong Chiến tranh thế giới thứ hai– Trung Quốc: Cuộc chiến tranh chống Nhật 8 năm (1937 – 1945) kết thúc thắng lợi.

– Triều Tiên: Kháng chiến làm suy yếu lực lượng phát xít Nhật chiếm đóng.

– Đông Nam Á: Đấu tranh mạnh mẽ chống phát xít Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng cách mạng nhiều nước giành thắng lợi: Việt Nam (8/1945), Lào (8/1945), Campuchia (10/1945).

– Inđônêxia (8/1945).