Bài 16: CÁC NƯỚC ĐÔNG NÁM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Tình hình kinh tế, chính trị – xã hội.
a. Về kinh tế:
– Bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Thị trường tiêu thụ.
+ Cung cấp nguyên liệu thô.
b. Về chính trị: Chính quyền thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực.
c. Về xã hội:
– Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc.
– Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, đồng thời giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng.
d. Cách mạng tháng Mười cũng tác động mạnh mẽ và thúc đẩy phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
2. Khái quát chung về phong trào độc lập ở Đông Nam Á
– Bước phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc tư sản:
+ Trưởng thành lớn mạnh, giai cấp tư sản trong kinh doanh, chính trị.
+ Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.
– Xu hướng vô sản xuất hiện đầu thế kỷ XX:
+ Phát triển nhanh dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản.
+ Lãnh đạo cách mạng: đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt
II. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia.
Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Nhận xét chung | |
Lào | Ong Kẹo và Comanđam | Kéo dài 30 năm | – Phong trào phát triển mạnh mẽ. |
Chậu Pachay | 1918 – 1922 | – Mang tính tự phát, lẻ tẻ. | |
Cam pu chia | Phong trào chống thuế. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Rôlêphan. | 1925 – 1926 | – Có sự liên minh chiến đấu của cả 3 nước. – Sự ra đời của ĐCS Đông Dương đã tạo nên sự phát triển mới của cách mạng Đông Dương |