Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chíên chống pháp xâm lược (từ 1885 đến trước 1873)
I. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
– Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
+ Kinh tế:
– Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
– Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do chính sách “bế quan toả cảng”
+ Quân sự lạc hậu, đối ngoại sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ.
+ Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
– Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.
– Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền bá đạo Thiên Chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam.
– Năm 1787 Bá Đa Lộc đã giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Véc-xai.
– Năm 1857 Napôlêông III lập Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam –> Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
II. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Mặt trận | Cuộc xâm lược của Pháp | Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam | Kết quả, ý nghĩa |
Đà Nẵng 1859 | – Ngày 31/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. – Ngày 1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. | – Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến.
– Quân dân anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. – Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước. | – Pháp bị cầm chân tại Đà Nẵng từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bước đầu bị thất bại.
|
Gia Định 1859 – 1860 | – Tháng 2/1859 Pháp đánh vào Gia Định, đến ngày 17/2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định | – Nhân dân chủ động kháng chiến ngay từ đầu: chặn đánh quấy rối và tiêu diệt địch.
| – Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ. |
– Năm 1860 Pháp gặp nhiều khó khăn –> dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng. | – Triều đình không tranh thủ tấn công mà cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để chặn giặc. – Nhân dân tiếp tục tấn công địch ở đồn Chợ Rộy tháng 7/1860, trong khi triều đình xuất hiện tư tưởng chủ hoà. | – Pháp không mở rộng đánh chiếm được Gia Định, ở vào thế tiến thoái lưỡng nam. |
* Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vì:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hạng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
* Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì vì:
+ Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
+ Đánh song Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực Mê Kông.
* Nhận xét về cuộc chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định: Ngay từ khi Pháp xâm lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng đứng lên đánh giặc, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trái lại nhân dân kháng chiến với tinh thần tích cực, chủ động rất cao, tự nguyện đứng lên kháng chiến.
Mặt trận | Cuộc tấn công của thực dân Pháp | Thái độ của triều đình | Cuộc kháng chiến của nhân dân |
Tại Miền Đông Nam Kì 1861 – 1862 (kháng chiến ở miền Đông Nam Kì 1861 – 1862 | – Sau khi kết thúc chiến tranh ở Trung Quốc, Pháp mở rộng đánh chiếm nước ta. Ngày 23/2/1861 tấn công và chiếm được đồn Chí Hoà. – Thừa thắng đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. + Định Tường: 12/4/1861 + Biên Hoà: 18/12/1860 + Vĩnh Long: 23/3/1862 | – Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao triều đình đã ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 cắt hẳn 3 tỉnh miền Đông cho Pháp và phải chịu nhiều điều khoản nặng nề khác. | – Kháng chiến phát triển mạnh. – Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước. – Lực lượng chủ yếu là nông dân “dân ấp, dân lân”.
– Các trận đánh lớn: Quý Sơn (Gò Công), vụ đốt tầu giặc trên sông Nhật Tảo của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. |
Tại Miền Đông Nam Kì từ sau 1862 (cuộc kháng chiến tiếp tục miền Đông Nam Kì sau 1862) | – Pháp dừng các cuộc thôn tính để bình định miền Tây. | – Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp | – Nhân dân tiếp tục kháng chiến vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng. – Khởi nghĩa Trương Định tiếp tục giành thắng lợi, gây cho Pháp nhiều khó khăn. + Sau Hiệp ước 1862 nghĩa quân xây dựng căn cứ Gò Công, rèn đúc vũ khí, đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi. |
Kháng chiến tại Miền Tây Nam Kì | – Ngày 20/6/1867 Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long –> Phan Thanh Giản nộp thành. – Từ ngày 20 đến 24/6/1867 Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn. | – Triều đình lúng túng bạc nhược, Phan Thanh Giản – Kinh lược sứ của triều đình đầu hàng. | – Nhân dân miền Tây kháng chiến anh dũng với tinh thần người trước ngã xuống, người sau đứng lên. – Tiêu biểu nhất có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân. |
* Đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhân Tuất, về triều đình Nguyễn qua việc chấp nhận ký kết Hiệp ước:
+ Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
+ Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.
* So sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873
+ Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.
+ Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.