Ôn tập Sử 10 – Bài 14: Nhật Bản giữa hai chiến tranh 1918-1939

Bài 14: NHẬT BẢN GIỮA HAI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật

1. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản

– Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tác động vào nền kinh tế Nhật Bản làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong Nông nghiệp.

– Biểu hiện :  + Sản lượng công nghiệp 1931 giảm  32,5%

+ Nông nghiệp giảm 1,7 %

+ Ngoại thương giảm 80%

+ Đồng yên sụt giá nghiêm trọng

+ Mâu thuẫn xã hội lên cao

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước:

– Chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

– Đặc điểm :

+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt với nhà nước tiến hành chiến tranh xâm lược.

+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.

-> Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

=> Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.

3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản:

– Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi

– Lãnh dạo: Đảng Cộng sản

– Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân.

– Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật.

– Lực lượng tham gia bao gồm: Công nhân, nông dân, binh lính và cả một bộ phận của giai cấp tư sản.

–  Kết quả: góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa ở Nhật.

-> Chứng tỏ chủ nghĩa quân phiệt đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ ngay trên chính quê hương của nó.