Ôn tập Sử 10 – Bài 13: Nước Mĩ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939

Bài 13: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1939) ở Mĩ:

– Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận ® cung vượt quá xa cầu ® khủng hoảng kinh tế thừa.

– Hậu quả:

+ Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).

+ 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.

+ 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp.

* Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven:

+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế

+ Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

-> Nhà nước dùng sức mạnh và biện pháp để điều tiết kính tế, giải quyết các vấn đề chính trị xã hội, vai trò của nhà nước được tăng cường.

– Kết quả:

+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

+ Khôi phục được sản xuất

+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933

– Chính sách ngoại giao:

+ Thực dân chính sách “láng giềng thân thiện”

+ Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

+ Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.