Ôn tập Sử 10 – Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Bài 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

I. Nước Đức trong những năm 1929 – 1939

1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền.

– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế – chính trị – xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng.

=> Giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hit-le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền. Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình ấy.

( 30/1/1933, Hit-le lên làm Thủ tướng)

2. Nước Đức trong thời kỳ Hit-le cầm quyền (1933 – 1939).

– Thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại.

– Chính trị:

+ Công khai khủng bố của Đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

+ Thủ tiêu nền cộng hòa Viama, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

– Kinh tế: tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệch, phục vụ nhu cầu quân sự.

– Đối ngoại:

+Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

+ Ra lệnh tổng động viên quân dịch, xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ.

+ Ký với Nhật Bản “ Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát xít Đức – Italia- Nhật Bản.

=>Mục tiêu: Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.