Bài 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN-ĐẢO (tt)
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển
– Biển nước ta là một kho muối vô tận, đồng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh thuận)
– Ven biển có nhiều bãi cát. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh hoà)
– Thềm lục địa có dầu mỏ. Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn.
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển:
– Ven biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
– Cả nước có 90 cảng biển lớn nhỏ, cảng có công suất lớn nhất là Sài Gòn
– Hệ thống cảng sẽ được phát triển đồng bộ.
– Cả nước sẽ hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu mạnh ở Bắc Bộ, Nam Bộ và TBộ
– Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện.
Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển ở nước ta?
– Ô nhiễm chủ yếu ở các vùng biển nông. Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới. Nhưng hiện nay diện tích rừng ngập mặn ở nước ta không ngừng giảm, cháy rừng…
– Ô nhiễm môi trường biển do nhiều nguyên nhân: Các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ xuống biển, khai thác dầu.