Bài 30: Vùng Tây Nguyên ( Địa lý 9 )

BÀI 30: VÙNG TÂY NGUYÊN

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

– Diện tích: 54,7 nghìn km2, (chiếm 16,5% diện tích cả nước)

– Số dân 5.5 triệu người (6,1% dân số cả nước- năm 2014).

– Gồm 5 tỉnh: Đăk Lăk, Lâm Đồng và Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai

– Phía đông giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Lào và Campuchia.

– Tây Nguyên có vị trí ngã 3 biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.

-> Ý nghĩa:

+ Gần vùng ĐNB có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tây Nguyên.

+ Có mối liên hệ với DHNTB, mở rộng quan hệ với Lào và Cam-pu-chia

– Phân tích các ý nghĩa của vị trí địa lí vùng ( mở rộng )

+ Với vị trí ngã ba biên giới giữa 3 nước đem lại cho Tây Nguyên lợi thế về độ cao phía Nam bán đảo ĐD kiểm soát được toàn vùng lân cận.

+ Ở VN, TN là địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng, đặc biệt là nơi mở màn cho Chiến dịch HCM đại thắng tháng 4/1975, kết thúc thắng lợi sự nghiệp g/p MN thống nhất đất nước.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :

– Đặc điểm:

+ Có địa hình cao nguyên xếp tầng: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

+ Có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận :Đồng Nai, Ba, X-rê Pôc, Xê Xan.

+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên .

– Thuận lợi: Có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển KT đa ngành.

+ Đất đỏ ba dan nhiều nhất cả nước.

+ Rừng tự nhiên còn khá nhiều (gần 3 triệu ha)

+ Khí hậu cận xích đạo, trên các cao nguyên có khí hậu mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch.

+ Các sông có trữ năng thủy điện khá lớn.

+ Khoáng sản : Bô xít có trữ lượng lớn .

– Khó khăn: mùa khô thiếu nước, chặt phá rừng gây xói mòn, thoái hóa đất.

III. Đặc điểm dân cư xã hội :

– Đặc diểm: Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Gia-rai,Ê-đê, Ba-na, Mnông,Cơ-ho…

– Là vùng thưa dân nhất nước ta .

– Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông, lâm trường.

– Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.

– Khó khăn: thiếu lao động, trình độ kĩ thuật chưa cao. Đời sống người dân còn khó khăn nhưng đang được cải thiện .