Bài 9: Sự phát triển và phân bố Lâm nghiệp, thủy sản

Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

I. Lâm nghiệp

1. Tài nguyên rừng

– Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp 35% (2000)

– Gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ, và rừng đặc dụng.

  + Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

  + Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

  + Rừng đặc dụng: bảo vệ hệ sinh thái các giống loài quí hiếm.

2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp

-Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ

– Khai thác và chế biến gỗ chủ yếu ở miền núi, trung du trong khu vực rừng sản xuất.

– Phấn đấu 2010 trồng mới 5 triệu ha đưa độ che phủ rừng lên 45% .

– Phát triển mô hình nông lâm kết hợp góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống nhân dân.

II. Ngành thủy sản

1. Nguồn lợi thủy sản

+ Thuận lợi:

– Có nhiều sông, suối, ao, hồ, vùng biển ấm, rộng, nhiều bãi tôm cá và  4 ngư trường     trọng điểm(SGK)

– Nguồn thủy sản nước mặn, ngọt, lợ phong phú.

+ Khó khăn :

– Thiếu vốn

– Bão, biển bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản giảm mạnh

2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản :

– Sản lượng thuỷ sản tăng khá nhanh, dẫn đầu là các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, BR-VT và BThuận

– Nuôi trồng thủy sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá nhiều nhất là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.

– Xuất khẩu TS đã có bước phát triển vượt bậc.