Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng ( tiếp )

BÀI 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tiếp theo)

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

– Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH, HĐH.

– Giá trị sx công nghiệp tăng mạnh,  chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước (2002)

– Phần lớn tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng

– Các ngành trọng điểm: CBLTTP, sx hàng tiêu dùng, sx vật liệu xd, cơ khí.

2. Nông nghiệp

– Trồng trọt:

+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.

+ Đứng đầu cả nước về năng suất lúa 56,4 tạ/ ha(2002)

– Phát triển một số cây ưa lạnh  đem lại hiệu quả kinh tế cao.

– Chăn nuôi gia súc: đàn lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước

– Chăn nuôi bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển.

2. Dịch vụ :

– Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển mạnh .

– Hà Nội , Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải, hai trung tâm du lịch lớn nhất.

– Nhiều địa danh du lịch hấp dẫn: Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Cát Bà…

– Bưu chính viễn thông phát triển mạnh ở Hà Nội.

V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội , Hải Phòng .

* Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

– Gồm 7 tỉnh và thành phố.

– Vai trò: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH, HĐH, sử dụng hợp lí TNTN và nguồn lao động của cả 2 vùng ĐB Sông Hồng, Trung du và miền núi bắc bộ.