Bài 7: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta

Ôn thi TN – Địa lí VN- Chủ đề 3: Địa Lí Kinh Tế

BÀI 7: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta?

– Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đang có sự chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH:

  + Tăng tỉ trọng khu vực II từ 22,7% năm 1990 lên 40,2% năm 2009

  + Giảm tỷ trọng khu vực I từ 38,7% năm 1990 xuống còn 20,9% năm 2009

  + Khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

=>Xu hướng chuyển dịch là tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.

– Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ.

+ Đối với khu vực I: Giảm tỷ trọng ngành  nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

+ Đối với khu vực II: Ngành CN chế biến tăng tỷ trọng, trong khi đó CN khai thác có tỷ trọng giảm. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp trong từng ngành cũng có thay đổi, tăng sản phẩm có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh về giá cả, giảm  các loại sản phẩm chất lượng thấp và  trung bình không phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Đối với khu vực III: Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…

2. Cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ đang chuyển dịch theo xu hướng nào?

a- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

– Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới.

+ Thành phần kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỷ trọng 40,2%(1995) xuống còn 38,4%(2005) nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

+ Tỷ trọng của TP kinh tế ngoài Nhà nước lớn nhất 45,6%(2005)

+ TP kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tăng từ 6,3%(1995) lên 16,0%(2005)

b- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:

Cơ cấu lãnh thổ kinh tế có nhiều chuyển biến theo hướng CNH – HĐH.

– Trên phạm vi cả nước nổi lên những vùng kinh tế phát triển năng động như Đông Nam Bộ, ĐBSH, ĐBSCL, các vùng này cùng với các trung tâm kinh tế lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lãnh thổ kinh tế đất nước.

– Các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm  Miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được hình thành và phát triển có tầm quan trọng chiến lược nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.

– Trong nông nghiệp: đã hình thành các vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp sản xuất hàng hoá như ĐNB, Tây nguyên, trồng và chế biến cây công nghiệp; ĐBSCL và ĐBSH chuyên môn hoá sản xuất lương thực, thực phẩm.

– Trong công nghiệp, nhiều Trung tâm công nghiệp được hình thành và phát triển, hàng trăm khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghiệp cao ra đời đã đem lại sức sống cho công nghiệp và cho cả nền kinh tế nước ta.