Luyện đề: Đi đường
1. Bản dịch bài thơ “Đi đường” thuộc thể thơ gì?
A. Thất ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát
B. Lục bát D. Cả A, B, C đều sai
Em có nhận xét gì về bản dịch của nhà thơ Nam Trân?
2. Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài thơ “Đi đường”.
3. Phân tích nội dung hai câu thơ đầu. Chỉ ra mối quan hệ của hai câu thơ này.
4. Câu thơ nào trong bài diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách?
A. Câu 1 C. Câu 3
B. Câu 2 D. Câu 4
5. Ý nào nói đúng nhất tư thế của người tù được thể hiện ở 2 câu cuối?
A. Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.
B. Sảng khoái vì đã thoát khỏi những nỗi nhọc nhằn trên đường đi.
C. Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.
D. Mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đầy gian lao, vất vả.
6. Về bài thơ này có hai bạn tranh luận với nhau như sau:
a. Đây là bài thơ tức cảnh, tập trung miêu tả cảnh đi đường.
b. Bài thơ chủ yếu thiên về triết lý, suy ngẫm.
Theo em, ý kiến nào hợp lý? Vì sao?
7. Nhận định nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ “Đi đường”?
A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.
B. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.
C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.
D. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
GỢI Ý
( Phần trắc nghiệm các bạn tự làm nhé )
1. Bản dịch mềm mại, tài hoa và thanh thoát nhưng một số chỗ chưa lột tả được ý thơ của nguyên tác. Cụ thể:
– Thể thơ lục bát của bản dịch tuy mềm mại nhưng lại thiếu đi cái rắn rỏi, gân guốc, chặt chẽ của thể thất ngôn.
– Không giữ được điệp ngữ tẩu lộ trong câu thơ đầu.
– Từ ngữ chưa sát (trùng san – núi cao)
Mặc dù có một số điểm như trên, nhưng bản dịch của Nam Trân là một bản dịch hay, thể hiện được thần thái của nguyên tác.
2. Trong thời gian bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam (từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943), Hồ Chí Minh bị giải đi từ nhà lao này đến nhà lao khác khắp 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc. Đi đường là bài thơ được viết trong hoàn cảnh này. Từ việc đi đường gian khổ, tác giả nêu lên bài học về đường đời, đường cách mạng.
Bài thơ viết theo thể tứ tuyệt, giản dị mà hàm súc, cổ điển mà hiện đại. đây là bài thơ mang tư tưởng sâu sắc, hình tượng thơ cao đẹp.
3. Câu mở đầu mang giọng suy ngẫm (tài tri – mới biết). Đó là giọng thơ của một người đã trải qua nhiều lần đi đường, vượt núi. Vì thế, câu thơ rất thực, rất thấm thía.
Câu thứ hai vừa có ý nghĩa giải thích cho câu mở đầu (vì sao khó), vừa phát triển ý thơ: Con đường muôn trùng núi non vẫn còn ở phía trước.
5. Hai câu 3 – 4 vừa nói về con đường (đầy núi) vừa nói về tư thế của con người. Chú ý câu 3 là câu chuyển (kết cấu bài thơ: khai – thừa – chuyển – hợp). Câu chuyển có nhiệm vụ làm thay đổi mạch thơ tạo bất ngờ cho thi tứ. Mức độ: núi cao tận cùng. Lên đến đỉnh núi bao giờ cũng vất vả nhưng cũng là lúc kết thúc gian khổ. Đây chính là đích đến.
Câu 4 mở ra mở ra một cảnh tượng tuyệt đẹp: Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Chú ý: Câu 3 mở ra chiều cao, câu 4 mở ra chiều rộng. Điều này tạo nên sự hài hoà cho bài thơ nhưng vẫn đem đến cảm giác bất ngờ thú vị.
6. Ý (b) hợp lý. Để lý giải, cần hiểu được hai lớp nghĩa trong bài thơ này: lớp nghĩa đen nói chuyện đi đường , lớp nghĩa bóng nói về con đường cách mạng, đường đời.