Ôn tập Văn học lớp 8

ÔN TẬP VĂN HỌC LỚP 8

I. Câu hỏi và bài tập:

1. Các VB văn học Việt Nam đã học ở lớp 8 có thể xếp vào những cụm VB nào? Các TP thơ, truyện, hồi kí và bvăn chính luận “Thuế máu” được sáng tác vào giai đoạn nào? Các VB nghị luận còn lại (không kể bài của tgiả nước ngoài) được sáng tác vào g/đoạn nào?

2. Cùng là nỗi nhớ về quá khứ nhưng Nhớ rừng của Thế Lữ và Ông đồ của Vũ Đình Liên có những tâm trạng và cách biểu hiện khác nhau như thế nào?

3. So sánh các bài thơ đã học của Phân Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tẩn Đà với các bthơ của Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh, Tố Hữu để nhận ra sự khác nhau về hình thức nghệ thuật và cách thức biểu đạt tâm trạng, cảm xúc.

4. H/ả nhà thơ, người c/sĩ CM trong các bài “Tức cảnh P/Bó”, “Ngắm trăng”, và h/ả nhà chí sĩ CM trong các b/thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” có gì giống và khác nhau?

5. Học thuộc lòng các b/thơ, kẻ bảng hệ thống hoá các t/giả , tphẩm, theo các mục: Thứ tự, t/giả, t/phẩm, thể loại, nội dung, nghệ thuật.

GỢI Ý

1. – Nhìn vào bảng thống kê các VB ở phần I, có thể dễ dàng xếp chúng vào từng cụm VB theo các thể loại.

– Các TP thơ, truyện, hồi kí Việt Nam và bvăn chính luận “Thuế máu” đều thuộc giai đoạn từ đầu TK XX đến năm 1945.

– Các bài nghị luận: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học đều thuộc giai đoạn văn học trung đại (từ TK X đến hết TK XIX).

2. Cùng là hướng về quá khứ nhưng mỗi bthơ có nội dung, cảm hứng khác nhau. ở Ông đồ là hoài niệm về một nét văn hoá đã bị mai một, cùng với lòng thương cảm cho một lớp người lạc thời đã lùi về dĩ vãng. Còn ở Nhớ rừng thì đó là hoài vọng về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, cùng với ý thức khẳng định cá nhân và niềm khao khát tự do.

3. Các bthơ của Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh trong SGK Ngữ văn 8 thuộc loại hình thơ mới. Nó có nhiều nét khác biệt với thơ truyền thống.

– Về hình thức, cần chú ý tới sự khác biệt của thể thơ, ngôn ngữ, kết cấu.

– Về cách biểu cảm cũng có sự khác biệt khá rõ: thơ truyền thống thường thiên về nói chí tỏ lòng với cách nói khoa trương, dùng nhiều h/ả ước lệ. Còn thơ hiện đại (ở đây là thơ mới) thì tình cảm, cảm xúc được thể hiện trực tiếp hơn và mang cá tính của chủ thể trữ tình. Vì thế, thơ mới có khả năng biểu hiện phong phú , sinh động, cụ thể những xúc cảm. tình cảm, trạng thái tâm hồn của con người (phân tích vài VD trong các b/thơ đã học).

4. H/ả người c/sĩ CM trong 2 b/thơ của B.Hồ có nhiều nét gần gũi với h/ả nhà chí sĩ CM trong thơ P.B.Châu, P.C.Trinh. ở họ đều bộc lộ tinh thần, khí phách của người CM: xem thường gian khổ, hiểm nguy, vượt lên hoàn cảnh tù đày, kiên định mục đích lí tưởng. Nhưng ở 2 bthơ: “Tức cảnh PBó”, “Ngắm trăng” thì người c/sĩ, vị lãnh tụ CM còn bộc lộ một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu thiên nhiên và niềm vui của người CM. Người c/sĩ trong thơ HCM cũng thường được thể hiện trong những h/ả gần gũi, giản dị, ít khi cần đến lối khoa trương, ước lệ như trong 2 b/thơ của P.B.Châu và P.C.Trinh.

II. Một số đề luyện tập:

Đề 1:

Câu 1: Một trong những cảm hứng chung của 2 b/thơ “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?

A. Nhớ tiếc quá khứ

B. Thương người và hoài cổ

C. Coi thường và khinh bỉ csồng tầm thường hiện tại.

D. Đau xót và bất lực

Câu 2: Câu thơ nào trong bài “Nhớ rừng” tả con hổ đẹp, lãng mạn nhất? Giải thích ngắn gọn sự lựa chọn của bản thân bằng 2-3 câu văn.

A. Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.

B. Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

C. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.

D. Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.

Câu 3: Có biện pháp NT chung nào giữa 2 b/thơ “Nhớ rừng” và “Ông đồ” đã được 2 t/giả triệt để sử dụng và đều rất thành công để khắc sâu cảm hứng lãng mạn về n/vật trữ tình? Sau khi chỉ rõ gọi tên, hãy làm rõ thêm nội dung bằng 1 đvăn ngắn từ 4-5 câu.

A. Tưởng tượng và phóng đại            C. Đối lập – tương phản

B. Nhân hoá và so sánh                      D. Hình ảnh tạo hình

Câu 4: Hai khổ thơ sau trong b/thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã gợi cho em những cảm xúc gì? (viết thành đ/văn ngắn khoảng 8-10 câu.)

Nhưng mỗi năm mỗi vắng 

Người thuê viết nay đâu? 

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu. 

————-

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Đáp án và biểu điểm

Câu 1: (0,5 đ) – A

Câu 2: (1,5 đ) HS có thể chọn 1 trong 4 cặp câu thơ đều đúng. Nhưng:

– Thật tinh tế, mơ màng – chọn C.

– Thật dữ dội, phi thường và huyền ảo – chọn D.

– Nhịp nhàng, sinh động nhưng hàm chứa sức mạnh dồn nén – chọn B. (0,5 đ)

– Viết được đoạn văn đúng (1 đ)

Câu 3: (2,5 đ) Đáp án C (0,5 đ)

Viết đúng đvăn: (2 đ)

– Đối lập giữa quá khứ và hiện tại để làm nổi bật nỗi buồn nhớ quá khứ, mơ giấc mơ anh hùng của con hổ trong vườn Bách thú.

– Tương phản giữa quá khứ và hiện tại để làm nổi bật tình thương và niềm hoài cổ của nhà thơ đối với ông đồ – bóng dáng tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn.

Câu 4: (5,5 đ)

– Cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của người đọc đồng cảm với cảm xúc của tgiả đối với cảnh ế khách của ông đồ. (1đ)

– Nỗi xót xa, khắc khoải, bàng hoàng của tâm trạng ông đồ khi cố níu kéo, cố cưỡng lại quy luật khắc nghiệt của thgian và xã hội: mỗi năm mỗi vắng, người thuê viết nay đâu? (1đ)

– Nỗi buồn tê tái thấm vào giấy mực, đọng lại thành nỗi buồn nhợt nhạt, khối sầu tái tê – phân tích biện pháp nhân hoá, các từ “buồn, thắm, đọng, sầu” (1đ)

– Ông đồ đã hoàn toàn bị lãng quên đối với khách qua đường, đối với xã hội, lẻ loi và rất đáng thương giữa mùa xuân, giữa dòng người xuôi ngược sắm tết. (1đ)

– Cảnh vật thê lương ảm đạm – phân tích những h/ả lá vàng rơi trên giấy và mưa bụi bay ngoài trời, bay trong lòng, ông đồ ngồi bó gối, ủ rũ, cam chịu cô đơn, lạc lõng và bất lực. (1đ)

Đề 2:

Câu 1: Điền nội dung phù hợp vào những ô trống trong bảng hệ thống sau:

Các khía cạnh nội dungChiếu dời đôSông núi nước NamHịch tướng sĩNước Đại Việt ta
1. Tinh thần yêu nước
2. Vai trò của Thần
3. Vai trò của Dân
4. Vai trò của Kinh đô
5. Sự khác biệt về thể loại
6. Nét chung về thể loại
7. Nét chung về tác giả
8. Nét chung về ngôn ngữ
9. Nét chung về giá trị

 Câu 2: Sự phát triển của quan niệm về Tổ quốc được thể hiện như thế nào trong hai bài: Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta? Đánh dấu x vào các ô trống trong bảng dưới đây:

Nội dung quan niệm về Tỏ quốcSông núi nước NamNước Đại Việt ta
– Bờ cõi núi sông
– Vua (đế)
– Làm chủ, cai trị, ở
– Sách trời (Thiên thư)
– Văn hiến
– Phong tục tập quán
– Truyền thống lịch sử

Từ đó, có thể rút ra nhận xét gì về sự phát triển tư tưởng, nhận thức của ông cha ta từ TK X đến TK XV?

Đáp án và biểu điểm

Câu 1:

Các khía cạnh nội dungChiếu dời đôSông núi nước NamHịch tướng sĩNước Đại Việt ta
1. Tinh thần yêu nướcGắn chặt với tư tưởng trung quân (vua)Gắn chặt với tư tưởng trung quân (vua)Gắn chặt với tư tưởng trung quân (vua)Gắn chặt với tư tưởng trung quân (vua)
2. Vai trò của ThầnThuận mệnh trờiTại Thiên thư (sách trời)KhôngKhông
3. Vai trò của DânHợp ý dân

(dân cư)

KhôngKhôngYên dân (dân đen, con đỏ)
4. Vai trò của Kinh đôĐịnh đô dựng nướcKhôngKhôngKhông
5. Sự khác biệt về thể loạiChiếuThơ thất ngôn tứ tuyệt ĐườngluậtHịchĐại cáo
6. Nét chung về thể loạiNghị luận chính trị, xã hộiNghị luận chính trị, xã hộiNghị luận chính trị, xã hộiNghị luận chính trị, xã hội
7. Nét chung về tác giảThuộc tầng lớp quý tộc phong kiến (vua)Thuộc tầng lớp quý tộc phong kiến (tướng)Thuộc tầng lớp quý tộc phong kiến (tướng)Thuộc tầng lớp quý tộc phong kiến (tướng – thay lời vua)
8. Nét chung về ngôn ngữ
9. Nét chung về giá trị

Câu 2: (5đ)- Điền đúng vào bảng hệ thống (4đ)

Nội dung quan niệm về Tỏ quốcSông núi nước NamNước Đại Việt ta
– Bờ cõi núi sôngxx
– Vua (đế)xx
– Làm chủ, cai trị, ởxx
– Sách trời (Thiên thư)x0
– Văn hiến0x
– Phong tục tập quán0x
– Truyền thống lịch sử0x

– Nhận xét (1đ):  Trải qua 5 TK, từ Lí thường Kiệt đến Nguyễn Trãi, sự phát triển của tư tưởng yêu nước thể hiện ở quan niệm về Tổ quốc đã có những bước phát triển mới, ngày càng phong phú hơn, sâu sắc hơn.