Bài 25: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

Nguyễn Khoa Điềm

I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả, tác phẩm

– Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm, sinh ngày 15-4-1943.

– Quê quán: Thôn Ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.

– Tác phẩm: viết năm 1971.

– Những năm tháng chiến tranh ác liệt chiến đâu chống Mỹ cứu nước ở cả 2 miền Nam Bắc.

– Thời kỳ này cuộc sống của cán bộ, nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn, vừa bám rẫy bám đất tăng gia sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ căn cứ.

2. Bố cục

Bài thơ được chia thành 3 khúc hát. Mỗi khúc hát đều mở đầu bằng “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi – Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ (gồm 4 dòng thơ, với dòng mở đầu: “ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi”).

II. Đọc, tìm hiểu bài thơ

1. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi

Hình ảnh người mẹ được gắn với hoàn cảnh công việc cụ thể.

– Người mẹ bền bỉ quyết tâm trong công việc kháng chiến, đồng thời thắm thiết yêu em, yêu bộ đội, yêu buôn làng, đất nước.

– Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến công việc vất vả.

“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội… làm gối”

– Mẹ đang làm công việc của người dân lao động, sản xuất ở chiến khu Trị – Thiên, mẹ đang tỉa bắp trên núi Kalư. Sự gian khổ của mẹ ở giữa rừng núi mênh mông, heo hút: “Lưng núi thì to…lưng mẹ thì nhỏ”.

– Mẹ cùng các anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài, tinh thần quyết tâm, tự tin vào chiến thắng.

2. Tình cảm, khát vọng của bà mẹ Tà Ôi

Mối quan hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm là mối liên hệ tự nhiên và chặt chẽ. Mẹ ước: “con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần – Mai sau con lớn vung chày lún sân” vì mẹ đang giã gạo; Mẹ ước: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – mai sau con lớn phát mười Ka-lưi” vì mẹ đang tỉa bắp trên núi; con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ – mai sau con lớn làm người tự do” vì mẹ đang địu con để “đi giành trận cuối”.

Qua ba đoạn thơ, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu gian khổ: bền bỉ, quyết tâm trong công việc, thắm thiết yêu con và khát khao đất nước được độc lập, tự do

III . Luyện tập

Câu 1: Giải thích nhan đề của tác phẩm ?

Gợi ý : Chỉ có một em bé cu Tai , nhưng tác giả lại viết là những em bé . Đây là một cách khái quát trong thơ . Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể ,nhưng có biết bao nhiêu em bé khác đã lớn lên trên lưng của cuă những bà mẹ người dân tộc Tà Ôi . Cũng có biết bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ chỉ viết một từ mẹ mà thôi .Một em bé để nói rất nhiêu em bé . Nhiều bà mẹ nhưng chỉ để nói về một người mẹ .Nhan đề của bài thơ do đó đã trở thành một ý thơ. Bài thơ ca ngợi  người mẹ miền núi ,cũng như biết bao nhiêu người mẹ Việt Nam khác. ở họ tình yêu con và tình yêu bộ đội ,yêu dân làng, yêu nước hoà quyện làm nên sức mạnh quật cường để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Hình ảnh ngươi mẹ là một hình ảnh tượng trưng cho những con người lao động và dâng hiến cuộc đời mình cho dân tộc.

Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ?

Gợi ý:

– Hình ảnh người mẹ là nguồn cảm xúc vô tân cho thi ca :

Chúng ta đã gặp bà má Hâu giang trong thơ Tố Hữu bà mẹ ” nắng cháy lưng địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô cũng của Tố Hữu. Rồi hình ảnh người mẹ đào hầm từ khi tóc còn xanh đến khi phơ phơ đầu bạc của Dương Hương Ly hay người mẹ không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu của Nguyễn Duy .

– Hình ảnh người mẹ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: …

TỔNG KẾT:

1. Về nghệ thuật

 Hình thức lời ru, giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

2. Về nội dung

Qua hình ảnh tấm lòng người mẹ Tà-ôi, tác giả thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà.