Bài 14: Lục Vân Tiên gặp nạn

BÀI 14: LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

I. Vị trí: Phần 2 của tác phẩm.

II. Đại ý: thể hiện sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời.

III. Phân tích:

– Hành động tội ác của Trịnh Hâm:

+ Nguyên nhân: do lòng ghen ghét, đó kị từ trước

+ Hoàn cảnh: LVT bị mù lòa, hoàn toàn phụ thuộc vào TH.

+ Hành động:

  • Thời điểm đêm khuya
  • Không gian: giữa vời
  • Động tác: Xô ngay, giả tiếng…

=> Hành động mau lẹ, dứt khoát, có kế hoạch từ trước => Sự bất nhân, gian xảo, độc ác. TH là hiện thân của cái Ác.

– Việc làm nhân đức và tính cách cao cả của ông ngư:

+ Việc làm nhân đức:

…vớt ngay lên bờ

Hối con…mặt mày

=> Lời thơ đậm chất Nam Bộ, thể hiện hành động cứu người khẩn trương, hối hả, không hề so đo, tính toán. Đó là một hành động đẹp, đầy nhân đức.

+…lòng lão chẳng mơ

Dốc lòng…trả ơn

=> Lời thơ dứt khoát, khẳng định chắc chắn quan điểm sống trọng nghĩa khinh tài của ông ngư và cũng chính là của người lao động.

+ Cuộc sống của ông ngư:

Rày doi…Hàn Giang

=> Lời thơ phóng khoáng, cho thấy đó là một cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên, trong sạch, ngoài vòng danh lợi. Một cuộc sống tự do, tự chủ, có thể ứng phó với mọi tình thế => Bộc lộ nhân cách cao cả của ông ngư.

=> Ông Ngư là hiện thân của cái Thiện: nhân đức, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài.