Bài 11: Ôn tập văn bản nhật dụng

ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG

I. Kiến thức cơ bản về Văn bản nhật dụng:

1/khái niệm.
– Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc vs cuộc sống con người và cộng đồng.


– Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản.Nó chỉ để cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại-mọi kiểu văn bản)
– Tính cập nhật của văn bản: kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày-cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng-để tài(đề tại có tính chất cập nhật). Văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp hs hòa nhập với XH.
– Văn bản nhật dụng có thế mạnh riêng giúp hs thâm nhập cuộc sống thực tế.
– Tính văn chương của văn bản nhật dụng: không phải là yêu cầu cao, nhưng là yêu cầu quan trong mới chuyển tải một cách cao nhất- sâu sắc- thấm thía tới người đọc về tính chất thời sự nóng hỏi của vấn để VB đề cập

2/Đặc điểm của văn bản nhật dụng.
a/ Nội dung
– Đề tài của văn bản có tính cập nhật, gắn vs cuộc sống bức thiết hằng ngày, gắn với những vấn để cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với những vấn để lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
– Tất cả các vấn để luôn đk các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến, đk xã hội và địa phương quan tâm.
– Nội dung của VBND còn là ND chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của đảng và nhà nc, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế
b/ Hình thức
– Phương thức biểu đạt của văn bản nhật khá phong phú, đa dạng(kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản)
– Giống như tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng tính thuyết

II. Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng:

LớpTên văn bản NDNội dungChủ đề , đề tàiPT biểu đạt
61. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử .

 

2. Động Phong Nha .

 

3. Bức th­ của thủ lĩnh da đỏ .

– Nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng , bi tráng của Hà Nội .

 

– Là kì quan thế giới , thu hút khách du lịch , tự hào và bảo vệ danh thắng này .

– Con ng­ười phải sống hoà hợp với thiên nhiên , lo bảo vệ môi­ trường

– Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh.

– Giới thiệu danh lam thắng cảnh .

 

– Quan hệ giữa thiên nhiên và con ngư­ời .

– TS + MT + biểu cảm .

 

– TM + MT .

 

– NL + BC

 

74. Cổng trư­ờng mở ra .

 

 

5. Mẹ tôi .

 

 

6. Cuộc chia tay của những con búp bê .

 

7. Ca Huế trên sông Hư­ơng .

– Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái . Vai trò của nhà trư­ờng đối với mỗi con ngư­ời .

– Tình yêu thư­ơng , kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái .

– Tình cảm thân thiết của hai anh em và nỗi đau chua xót khi ở trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh .

– Vẻ đẹp của sông Hư­ơng VH và những con ngư­ời tài hoa xứ Huế .

– Giáo dục , nhà tr­ường , gia đình , trẻ em .

 

– nt

 

 

– nt

 

 

 

– Văn học dân gian

– TS + MT + TM + NL + BC .

 

TS+ MT + NL + BC

 

– TS + NL + BC .

 

 

– TM + NL + TS + BC .

88. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 .

9. Ôn dịch và thuốc lá .

10. Bài toán dân số .

– Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông với môi tr­ường

 

– Tác hại của thuốc lá đến kinh tế và sức khưoẻ .

– Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội .

– Môi trư­ờng

 

 

– Chống tệ nạn ma tuý , thuốc lá

– Dân số và t­ương lai nhân loại .

NL + TM

 

 

– TM + NL + BC

– TM+ NL

911. Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền đư­ợc bảo vệ và phát triển của trẻ em .

12. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình .

 

 

 

13. Phong cách Hồ Chí Minh .

 

– Trách nhiệm chăm sóc , bảo vệ và phát triển của trẻ em của cộng đồng quốc tế .

 

 

 

– Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hoà bình thế giới .

– Vẻ đẹp của phong cách HCM , tự hào , kính yêu về Bác .

– Quyền sống con ng­ười .

 

 

– Chống chiến tranh , bảo vệ hoà bình thế giới .

 

– Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc .

– NL + TM + BC

 

 

– NL + BC

 

 

 

– NL + BC

III . Ph­ương pháp học văn bản nhật dụng .

+ L­ưu ý nội dung các chú thích của văn bản nhật dụng .

+ Liên hệ các vấn đề trong văn bản nhật dụng .

+ Có ý kiến , quan điểm riêng tr­ước vấn đề đó .

+ Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ các vấn đề đ­ợc đặt ra trong văn bản nhật dụng .

+ Căn cứ vào đặc điểm và ph­ương thức biểu hiện để phân tích một văn bản nhật dụng .