Những bài văn mẫu cho học sinh lớp 6 ( P1)

NHỮNG BÀI VĂN MẪU CHO HỌC SINH LỚP 6

PHẦN 1: VĂN TỰ SỰ

– KỂ CHUYỆN (TƯỜNG THUẬT LẠI TRUYỆN)

– KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

– KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I. ĐẶC ĐIỂM

1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:

– Sự việc: Các sự kiện xảy ra.

– Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)

– Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.

– Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

II. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6

1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường

– Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.

– Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.

– Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.

2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng

– Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.

– Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

 III. CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6

Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic đây là một vài gợi dẫn.

1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em

– Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.

– Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.

– Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.

2. Với dạng bài: Kể về người

– Chú ý tránh nhầm sang văn tả ngườibằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.

3. Với bài: Kể về sự việc đời thường

– Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.

– Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện

– Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.

4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng

 *Các dạng tự  sự tưởng tượng ở lớp 6:

– Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.

– Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.

– Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ….

 *Cách làm:

 – Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)

– Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.

– Tưởng tượng các sự  việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

IV. MỘT SỐ ĐỀ VÀ DÀN BÀI ( Bấm vào đây )