Soạn bài Thầy bói xem voi

THẦY BÓI XEM VOI

(Truyện ngụ ngôn).

I. Mục tiêu bài học

– Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi.

– Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt

– Kiểu văn bản: tự sự.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự + miểu tả .

2. Bố cục:  3 phần

– Phần 1:  “Nhân buổi…sờ đuôi.” -> Các thầy bói xem voi.

– Phần 2: “Đoạn năm thầy…sể cùn”-> Các thầy bói phán về voi.

– Phần 3: Còn lại.-> Hậu quả của việc phán voi.

3. Phân tích

a. Các thầy bói xem voi.

– 5 ông bị mù, ế hàng ,chưa biết hình thù con voi.

– Dùng tay, xem voi. Mỗi ông sờ một bộ phận.

Câu thành ngữ nào của nhân dân ta nói về cách xem này ?

   ” Mắt không hay lấy tay mà sờ”

Mượn chuyện xem voi oái oăm này, nhân dân muốn biểu lộ thái độ gì đối với thầy bói ?

=>  Giễu cợt, phê phán cách xem voi của các thầy bói.

b. Các thầy bói phán về voi.

Sau khi sờ voi, mỗi thầy bói lần lượt nhận xét về voi:

+ Thầy sờ vòi: sun sun như con đỉa

+ Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn.

+  Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc.

+ Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình.

+ Thầy sờ đuôi: tun tủn như cái chổi xể cùn.

Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện ? ->Tự láy gợi hình, nghệ thuật so sánh gợi tả những nhận thức của thầy bói về voi.

Em có nhận xét gì về cách phán voi của các thầy bói ?

– Mỗi thầy chỉ phán đúng một bộ phận nhưng không đúng về bản chất và toàn thể.

Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ nào? Nguyên nhân của những sai lầm ấy?

– Cách đánh giá, nhận xét phiến diện, chủ quan, khẳng định ý kiến của mình, phủ nhận ý kiến người khác.

c. Hậu quả của việc phán voi.

– Chưa biết hình thù con voi.

– Hành động sai lầm: xô xát đánh nhau toạc đầu chảy máu.

Truyện đã cho ta bài học gì ?

– Đánh giá sự vật phải được xem xét một cách toàn diện.

– Xem xét sự vật phải phù hợp trong mọi hoàn cảnh, điều kiện.

4. Tổng kết

a. Nội dung:

– Khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một  sự vật,  sự việc nào đó phải xem xét chung một cách toàn diện.

b. Nghệ thuật:

– Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.

– Dựng đối thoại tạo nên tiếng cười hài hước, kín đao.

– Lặp lại các sự việc

– Nghệ thuật phóng đại.