HSG Môn Sử 12: Cách mạng tháng tám 1945

Cách mạng tháng tám 1945: Thời cơ, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám 1945

1.Hoàn cảnh lịch sử . Cách mạng tháng Tám nổ ra trong thời cơ chín muồi.

          a.Thế giới (Khách quan)Thời cơ thuận lợi đã đến

          – Ở Châu Âu: Tháng 5/1945 phát xít Đức đầu hàng quân đồng minh không điều kiện.

          – Ở Châu Á –Thái Bình Dương: 8/1945 Nhật cũng đầu hàng vô điều kiện.

          – Các nước đồng minh chưa kịp vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật.

          b.Trong nước (Chủ quan)

          – Quân Nhật và bè lũ tay sai của chúng hoang mang đến cực độ, lính Nhật mất hết tinh thần chiến đấu.

          – Lực lượng cách mạng của ta lớn mạnh, nhân dân đã sẵn sàng, Đảng ta có sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm.

          Như vậy cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện khách quan và chủ quan hoàn toàn chín muồi. Đó là thời cơ ngàn năm có một (vì nó rất hiếm và rất quí nếu bỏ qua thì thời cơ không bao giờ trở lại nữa). Nhân thức rõ thời cơ có một không hai này,  Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đây là thời cơ ngàn năm có một cho dân tộc ta vùng dậy.Lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết gìành độc lập cho đất nước

2.Những nét chính về diễn biến.

          – Ngày 13/8/1945 khi Nhật đầu hành đồng minh Đảng đã triệu tập Hội  toàn quốc ở Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị quyết định.

+ Phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân đồng minh vào.

+ Thành lập ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1 hạ lệnh khởi nghĩa.

          – Ngày 16->17/8/1945 Mặt trận Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội quyết định.

+ Tán thành lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng.

+ Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng VN do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

+ Qui định Quốc Kỳ,Quốc ca. Đặt tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Chiều ngày 16/8/1945 một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên mở đầu cho cách mạng tháng tám.

– Từ 14 đến 18/8/1945 có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.

– Giành chính quyền ở Hà Nội: Từ ngày 15 đến 18/8 phong trào chuẩn bị khởi nghĩa của quần chúng ngày càng sôi sục. Ngày 19/8/1945 Hà Nội giành được chính quyền.

– Ngày 23/8 ta giành chính quyền ở Huế.

– Ngày 25/8 ta giành chính quyền ở Sài Gòn.

– Ngày 28/8 hầu hết các địa phương trong cả nước giành được chính quyền.

– Ngày 30/8 vua Bảo Đại thoái vị.

– Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Dình chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14/8 đén 28/8/1945) tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công trong cả nước. Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền về tay nhân dân.

          3.Ý nghĩa lịch sử của cách mạngtháng tám.

          a. Đối với dân tộc: Cách mạng tháng Tám thành công là một biến cố lịch sử vĩ đại mở ra một bước ngoặc lớn trong lịch sử dân tộc,vì:

          – Phá tan hai xiềng xích nô lệ của Pháp- Nhật, lật nhào chế độ quân chủ khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

          – Đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ nước nhà.

          – Mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.

          b. Đối với thế giới:

          – Góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít

          – Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới nhất là Châu Á và châu phi.

          4.Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám

          – Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phải biết giải quyết đúng đắn hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

          – Biết tập hợp và tổ chức lực lượng cách mạng với nòng cốt là liên minh công nông.

          – Triệt để lợi dụng mâu thuẩn trong hàng ngũ kẻ thù chỉa mũi nhọn vào kẻ thù chính trước mắt.

          – Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.

          – Phải tích cực chuẩn bị và chớp đúng thời cơ.

5. Nguyên nhân thành công của cách mạng tháng tám? Nguyên nhân nào có tính chất quyết định?Vì sao?

* Nguyên nhân khách quan. Hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi đó là Hồng quân Liên Xô và phe Dồng mimh  đã đánh bại  phát xít Nhật, kẻ thù của ta đã gục ngã. Đó là cơ hội để nhân dân ta vùng lên giành chính quyền.

          * Nguyên nhân chủ quan:

          – Dân tộc ta giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

          – Sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn sáng tạo.

          – Đã xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được các lực lượng yêu nước trong mặt trận thống nhất.

          – Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị chu đáo cho thắng lợi của cách mạng tháng tám trong suốt 15 năm với ba cuộc diễn tập 1930-1931;1936-1939;1939-1945

          * Nguyên nhân quan trọng và mang tính quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan bởi vì: Nếu quần chúng nhân dân không sẵn sàng đứng lên, nếu Đảng không sáng suốt tài tình nhận định đúng thời cơ thì thời cơ sẽ qua đi.Vì thế nguyên nhân chủ quan mang tính chất quyết định còn nguyên nhân khách quan chỉ là sự hổ trợ là thời cơ để Đảng sáng suốt phát động quần chúng nhân dân đứng lên giành chính quyền trong thời gian ngắn.