KHI CON TU HÚ
Tố Hữu
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Tố Hữu (1920-2002). Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
Khi con tu hú gọi bầy,
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần,
Vườn râm dậy tiếng ve ngân,
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào,
Trời xanh càng rộng càng cao,
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
Nguồn: Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003
3. Bố cục:
Có hai phần: 6 câu đầu và 4 câu cuối.
II. Phân tích:
1. Nhan đề bài thơ:
– Là một mệnh đề phụ, chưa là câu -> gây sự chú ý.
– Tiếng chim: tín hiệu của sự sống , mùa hè.
2. Bức tranh mùa hè:
– Lúa chiêm đang chín, trái cây, vườn râm, tiếng ve, bắp rây, mảnh sân, nắng đào, bầu trời, tiếng diều sáo.
– Phạm vi miêu tả rộng lớn, màu sắc rực rỡ, âm thanh rộn rã, hương thơm ngào ngạt.
Cảnh mùa hè đầy màu sắc, âm thanh, hương vị. Mọi vật sống động, đang phát triển hết sức tự nhiên, mạnh mẽ.
– Từ ngữ chọn lọc, chi tiết đặc sắc:
Những động từ mạnh mẽ: dậy, lộn nhào. Những tính từ chín, ngọt, đầy, rộng, cao để diễn tả sự hoạt động, sự căng đầy nhựa sống của mùa hè. Bầu trời được mở rộng và cao thêm những cánh diều được tự do bay lượn. Tất cả tạo ra sự đối lập với không gian chật hẹp trong phòng giam.
3. Tâm trạng của người tù:
– Tác giả đang ở trong tù không nhìn thấy trực tiếp cảnh vào hè mà miêu tả theo trí tưởng tượng
Ta nghe hè dậy bên lòng.
– Tâm trạng của người tù là tâm trạng ngột ngạt uất hận mọi sự vật cả những vật vô tri như cánh đều cũng tự do trong khi đó người cách mạng thì bị tù, không được tự do, bị tách rời khỏi đồng đội, đồng chí => Thể hiện khát khao tự do của người tù.
– Tiếng chim mở đầu bài thơ là tiếng chim hiền lành gọi mùa hè đến đầy ắp sức sống, đầy ắp tự do.
Tiếng chim khổ cuối thành tiếng kêu như giục giã, khơi thêm những cảm giác tù túng. tiếng chim như tiếng đời, tiếng gọi tự do thôi thúc đấu tranh.
III. Tổng kết:
Bài thơ là bức tranh mùa hè đầy sức sống tự do, đối lập với không gian ngột ngạt tù túng trong tù => Thể hiện khát vọng tự do của người tù.
Xem thêm: Soạn bài Khi con Tu hú ( số 2)