Ngô tất tố và tiểu thuyết Tắt đèn

NGÔ TẤT TỐ VÀ TIỂU THUYẾT “TẮT ĐÈN”

1.Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố:

          Là cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực tr­ước cách mạng và là một trong những tác giả lớn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Chỉ với ba thập kỷ cầm bút, ông đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ, độc đáo bao gồm nhiều thể loại: Tiểu thuyết, phóng sự, truyện ký lịch sử, khảo cứu, dịch thuật…và ở thể loại nào cũng để lại dấu ấn đặc sắc riêng. Suốt 6 thập kỷ qua, thân thế và văn nghiệp của Ngô Tất Tố  đã thực sự thu hút đ­ược sự quan tâm, yêu mến của các nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học và đông đảo công chúng.

  Tham khảo “Ngô Tất Tố về tác giả và tác phẩm”–  NXBGD

          + Một nhà nho yêu n­ước, thức thời, một cây bút sắc bén

          + Sức sống của một văn nghiệp lớn đa dạng: Nhà tiểu thuyết phóng sự đặc sắc, nhà văn của dân quê

          + Một nhà báo có biệt tài

2. Giới thiệu khái quát về “Tắt đèn

 – Tóm tắt tiểu thuyết “Tắt đèn”

 – Thể loại, nhan đề, giá trị nội dung và nghệ thuật: SGV trang 25, 26; Sổ tay văn học 8  trang 34,35

 – Giới thiệu các ý kiến đánh giá về “Tắt đèn”, về nhân vật chị Dậu: Lời giới thiệu truyện “Tất đèn” – Nguyễn Tuân trang 213

  +) Tắt đèn của Ngô Tất Tố- (Vũ Trọng Phụng) “Một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội …hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác ch­ưa từng thấy”

3. Tìm hiểu đoạn trích “tức nước vỡ bờ”

a. Giới thiệu đoạn trích:

Trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, chí ít người đọc cũng nhớ chị Dậu, người phụ nữ rất mực dịu dàng và biết chịu đựng nhẫn nhục, đã ba lần vùng lên chống trả quyết liệt sự áp bức của bọn thống trị để bảo vệ nhân phẩm của mình và bảo vệ chồng con. Trong đó thì tiểu biểu nhất là cảnh “tức nước vỡ bờ” mà nhà văn viết thành một chương truyện đầy ấn tượng khó phai, chương thứ 18 của tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930- 1945.

b. Tiêu đề “Tức nước vỡ bờ” thâu tóm được :

– Các phần nội dung liên quan trong văn bản: chị Dậu bị áp bức cũng quẫn, buộc phải phản ứng chống lại Cai lệ và người nhà lí trưởng.

– Thể hiện đúng tư tưởng của văn bannr : có áp bức, có đấu tranh

– Từ tên gọi của văn bản, có thể xác định nhân vật trung tâm của đoạn trích này là chị Dậu.

c. Bố cục: Chuyện tức nước vỡ bờ của chị Dậu diễn ra ở hai sự việc chính:

– Phần 1: Từ đầu đến chỗ “ngon miệng hay không”: Chị Dậu ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế

– Phần 2: Từ “anh Dậu uốn vai đến hết”: Chị Dậu khôn ngoan và can đảm đương đầu với bọn tay sai phong kiến như Cai Lệ và người nhà Lý trưởng.

Câu hỏi: Theo em, hình ảnh chị Dậu được khắc hoạ rõ nét nhất ở sự việc nào? vì sao em khẳng định như thế?

 – Sự việc chị Dậu đương đầu với Cai Lệ và người nhà lí trưởng. Vì khi đó tính cách ngoan cường của chị Dậu được bộc lộ. Trong hoàn cảnh bị áp bức cùng cực, tinh thần phản kháng của chị Dậu mới có dịp bộc lộ rõ ràng. 


Em hiểu về như thế nào về nhan đề “tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thoả đáng không?

– Kinh nghiệm của dân gian được đúc kết trong câu tục ngữ đó đã bắt gặp sự khám phá chân lí đời sống của cây bút hiện thực NTT, được ông thể hiện thật sinh động, đầy sức thuyếtphục.

– Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô gic hiện thực “tức nước vỡ bờ”, “có áp bức, có đấu tranh” mà còn toát lên cái chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc, nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: Ngô TẤt Tố với “tắt đèn”  đã xui người nông dân nổi loạn. NTT chưa nhận thức được chân lí cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng với cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn khôn lường của sự “vỡ bờ” đó. Và không quá lời nếu nói rằng cảnh “tức nước vỡ bờ” trong đoạn trích đã dự báo cơn bão táp quần chúng nông dân nổi dậy sau này.