Soạn bài Chiếu dời đô
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh một cách hùng hồn trong “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ.
-
Nắm được đặc điểm cơ bản của thể “Chiếu”. Thấy được sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp giữa lý lẽ sắc bén và tình cảm nồng ấm.
- Kĩ năng:
- Biết phân tích tìm hiểu một tác phẩm văn học cổ với đặc trưng văn –sử bất phân, một văn bản chính luận nhưng giàu giá trị văn chương.
-
Biết xác định và phân tích các luận điểm, luận cứ để từ đó vận dụng vào viết văn Nghị luận
- Thái độ:
- Tự hào về cha ông ta, tự hào về Hà Nội- mảnh đất nghìn năm văn hiến.
- Từ đó, có ý thức rèn luyện cho mình những nét đẹp của người Hà Nội hào hoa và thanh lịch.
II. Đọc và tìm hiểu chung
1.Tác giả:Lí Công Uẩn (974 -1028)
– Là người khởi nghiệp nhà Lý.
-Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, tính khoan hoà, thương dân.
2.Tác phẩm:
a – Hoàn cảnh ra đời
Bản chiếu được ban ra vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất. Năm 1010, ngay sau khi Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Bấy giờ kinh đô của nhà Tiền Lê đang đóng là Hoa Lư (Ninh Bình).
b – Thể loại: Chiếu
+ Thể văn chỉ vua mới được dùng, khi ban ra được đón nhận theo nghi thức trang trọng.
+ Ban bố mệnh lệnh để thần dân thực hiện.
+Thường được viết bằng văn biền ngẫu (các cặp câu sóng đôi, đăng đối).
c – Đọc và giải thích từ khó.
-Giọng đọc chung: rõ ràng, dõng dạc, trang nghiêm. Có đổi giọng ở câu cảm thán, câu hỏi.
-Chú ý giải thích thêm một số từ ngữ: trẫm, thắng địa, trọng yếu…
4.Bố cục của văn bản: 3 phần.
P1. Từ đầu….không thể không dời đổi: Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô.
P2. Tiếp….của đế vơng muôn đời: Lý do chọn Đại La làm kinh đô.
P3. Còn lại: Quyết định dời đổi.
II. Phân tích văn bản
1.Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô.
-Các triều đại nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu.
-Các triều đại không chịu chuyển dời nên vận nước ngắn ngủi.
->hai luận cứ đối lập nhau nhưng cùng làm sáng tỏ một ý: thực tế đã chứng minh việc dời đô là cần thiết, khách quan, vì sự hưng thịnh của quốc gia.
* Hai luận cứ trên rất thuyết phục vì:
-Dẫn chứng toàn diện, phong phú.
-Lập luận chặt chẽ, tập trung nêu bật được dụng ý cần nói: Nhất định phải thay đổi.
-Lý lẽ sắc sảo vì đã thể hiện đợc mối quan hệ giữa dời đô với sự thịnh suy của hoàng tộc và nhân dân.
-Thái độ: đồng tình với các triều đại biết mệnh trời, thuận lòng dân mà thay đổi và phê phán, lên án các triều đại khinh thờng mệnh trời mà không chịu đổi dời.
*Khát vọng về một dân tộc đợc trường tồn, trăm họ hạnh phúc là tinh thần nổi bật đã được vang lên mạnh mẽ ngay từ đầu của bài chiếu.
2. Cơ sở của việc chọn Đại La làm kinh đô.
-Giọng hào sảng, phấn chấn, ngân vang hào hùng nh một dòng chảy ào ạt.
-Liệt kê hàng loạt những điểm tốt của Đại La:
+Là kinh đô cũ của Cao Vương (Có khí vượng đế đô)
+Ở vào nơi trung tâm trời đất. (Nơi hội tụ tinh hoa)
+Thế rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi. (Thế đất hiểm yếu- Địa linh)
+Địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng. (Thế đất có tiềm năng phát triển)
+Dân cư, muôn vật rất mực phong phú tốt tơi. (Đất lành, thiên hiên ưu đãi)
->Chỉ nơi đó là thắng địa.
-Đánh giá rất cao vị trí, lợi thế và tiềm năng phát triển của Đại La bằng một cảm xúc trầm trồ, thiết tha. Vị vua anh minh như đã nhìn thấy trước cả một tương lai rực rõ của đất nước Đại Việt.
3.Khẳng định mong muốn dời đô về Đại La.
Phần kết gồm 2 câu:
-Nêu ý muốn chọn Đại La làm kinh đô.
-Hỏi ý kiến “các khanh” về ý muốn đó.
*Cách kết thúc bật lên tư tưởng dân chủ, khẳng định ý vua và lòng dân hoà hợp.
*Thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của một bản chiếu, “Chiếu dời đô” thực sự là một lời hiệu triệu toàn dân tộc chung ý chí để làm nên sự nghiệp lớn.
III. Tổng kết.
-Bài chiếu thể hiện:
Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường: Tư tưởng mong muốn một nền thái bình, thịnh trị, dân cư hạnh phúc được thể niện nổi bật trong bài chiếu.
-Bài chiếu giàu sức thuyết phục bởi kết hợp hài hoà cả lý và tình. (thấu tình đạt lý)