Soạn bài: Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà ( đọc thêm lớp 8)

SOẠN BÀI: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

Tản Đà
I/- Tìm hiểu chung:
  1- Tác giả:

 
– Tản Đà là một nhà Nho lận đận trong khoa cử chuyển sang làm báo viết văn, làm thơ.
   Thơ của ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ.
   Thơ của ông như một gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam.
 
Ngoài ra Tả Đà còn viết văn xuôi với giấc mộng con I, II, giấc mộng lớn.
 
  2- Tác phẩm:
 
Bài thơ Muốn làm thằng cuội nằm trong quyển khối tình con I, xuất bản 1917.
 
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần giới em nay chán nữa rồi.
Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bàu có bạn, can chi tủi,
Cùng gió cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.
 
II/- Phân tích:
    1- Hai câu đề:
Mở đầu bài thơ nhà thơ giải bày tâm sự buồn chán trần thế với chị Hằng
Từ xưng hô: chị – em.
=> thân mật suồng sã, mạnh bạo và mới mẻ
Vì cuộc sống trần thế không có niềm vui nào dành cho con người.
 
 2- Hai câu thực:
 
-Tác giả ước muốn lên cung trăng với chị Hằng bằng cách chị Hằng thả cành đa nhắc tác giả lên.
-Lời đề nghị của tác giả thật mộng mơ tình tứ biểu hiện một tâm hồn lãng mạn.
-Thế giới bao la ánh sáng yên ả thanh bình và vui tươi.
-Giọng thơ nũng nịu, hồn nhiên, với giọng thơ ấy, tác giả muốn thoát ly thực tại mọi cái tầm thường và khao khát được sống một thế giới bao la, thanh bình.
 
  3- Hai câu luận:
 
-Tác giả ao ước thoát trần lên cung trăng để chơi, để được bầu bạn, rong ruỗi thả hồn cùng gió mây quên hết nỗi buồn trần thế.
-Từ ngữ trong hai câu thơ này được sử dụng một cách tự nhiên, giản dị làm cho ý thơ tự do vui vẻ.
 
Nhà thơ thể hiện khát vọng được sống tự do, vui vẻ, thỏa mãn dời sống nội tâm.
 
 4- Hai câu kết:
 
-Hằng (tựa nhau) cùng trông xuống trần thế. Đây là cách bầu bạn với trăng khác với các nhà thơ khác.
-Ba hoạt động đó là: Tựa nhau, trông, cười.
 
Hoạt động cười là trực tiếp bộ lộ thái độ của tác giả.
 
-Tác giả cười vì giờ đây không ai được như tác giả, được ngồi trên cung trăng bên chị Hằng khinh bỉ cõi trần bon chen đầy rẫy những bụi bặm, cái xấu, cái lố lăng.
 
Tác giả cười vì đã thỏa mãn khát vọng thoát ly thực tại của mình
 
-Ngông là bản lĩnh của con người có các tính mạnh mẽ không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lề thói, Cái ngông của Tản Đà thể hiện trong bài thơ là cách xưng hô với chị Hằng. Cái ngông trong ước nguyện lên cung trăng muốn làm thằng cuội và cách đề nghị lên cung trăng cũng rất ngông, rất mộng mơ, rất tình tứ với chị Hằng. Rồi cái ngông cao độ là cùng tựa vai với người đẹp trông xuống thế giầnm cười ngạo nghễ.
 
III/- Tổng kết:
 
-Nỗi buồn chán thực tại. Muốn thoát ly cuộc sống chật hẹp trần thế lên cung trăng cùng với chị Hằng.
-Ngôn ngữ bình dị tự nhiên không bị gò bó, dùng từ thuần Việt.
Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh
Bộc lộ cảm xúc trực tiếp chân thành.
Ông là người có công cách tân thẻ thơ cổ điển, một nhà thơ mới ở tâm hồn.