Soạn bài: Hai chữ nước nhà

SOẠN BÀI: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ

Trần Tuấn Khải
I/ Tìm hiểu chung: 
1- Tác giả:

Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ. 
 
2- Tác phẩm: 
 
Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924) lấy đề tài lịch sử thời giặc Minh xâm lược nước ta Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu nhưng cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở về để lo tính việc trả thù nhà đền nợ nước. 
 
Bài thơ được viết theo thể song thất lục bát
 
II/ Phân tích: 
1- Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước: 
– Cuộc chia ly diễn ra nơi biên giới ảm đạm, heo hút: ải Bắc mây sầu ảm đạm, hổ thét chim kêu . . . 
– Hoàn cảnh thật éo le, cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu những cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở lại để lo tính việc trả thù nhà đền nợ nước. 
– Nói lên lòng nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của mình. 
 
2- Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ nước mất nhà tan: 
Giống Hồng Lạc hoàng thiêng đã định 
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay. 
Giời Nam riêng một cõi này. 
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì? 
 
– Qua đó, nhà thơ muốn khẳng định truyền thống dân tộc: Nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt trong đó có nữ giới. 
 
Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, người cha trước hết nhắc đến lịch sử dân tộc ?
 
– Người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con. 
– Người cha thể hiện niềm tự hào dân tộc, một lòng yêu nước. 
 
Trong phần tiếp theo, những câu thơ nào nói lên họa mất nước?
Bốn phương khói lửa bừng bừng 
Xiết bao thảm họa xương rừng, máu sông. 
Nơi đô thị thành tung quách vỡ 
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con. 
 
Các chi tiết: Bốn phương khói lửa bừng bừng,họa xương rừng, máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con gợi về hình ảnh đất nước như thế nào ?
       Đất nước có giặc, bị hủy hoại. => Cảnh nước mất nhà tan. 
 
Họa mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho lòng yêu nước, những lời thề nào diễn tả nỗi đau này?
 
Thảm vong quốc kể sao xiết kể 
…….
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu. 
 
– Nghệ thuật nhân hóa, so sánh diễn tả nỗi đau mất nước thấm đến cả đất trời, sông núi nước Nam. 
 
– Lời nói thảm vong quốc đã bộc lộ lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác giặc Minh. 
– Đó cũng là biểu hiện sâu sắc lòng yêu nước của nhà thơ. 
 
3- Nỗi lòng người cha dành cho con: 
 
– Cha tuổi già sức yếu lỡ sa cơ đành chịu bó tay. 
Thân lươn bao quản vũng lầy. 
Người cha già yếu, bị bắt, không có địa vị , là cảnh ngộ ngặt nghèo bất lực. 
 
Tại sao khuyên con trở về tìm cách cứu nước người cha lại nói cảnh ngộ của mình và sự nghiệp tổ tông?
 
Người cha nói như vậy để khích lệ con làm tiếp những điều người cha chưa làm được để giúp nước nhà. 
 
Làm cho lời trao gởi thêm sức nặng tình cảm: giang sơn gánh vác sau này cậy con. 
 
– Giọng điệu lời thơ?  Lời thơ với giọng điệu thống thiết chân thành 
 
– Từ những lời khuyên đó -> nỗi lòng của người cha? Người cha yêu nước, yêu con. Đặt niềm tin vào đứa con và đất nước. Tình yêu con hòa trong tình yêu nước, yêu dân tộc. 
 
III/- Tổng kết: 
 
Bằng giọng điệu trữ tình thống thiết, bài thơ mượn một câu chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.