SOẠN BÀI: ĐẬP ĐÁ CÔN LÔN
Phan Châu Trinh
I/Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
Phan Châu Trinh (1872-1926) thôn Tây Hồ, xã Tam phước, Tam Kỳ, Quảng Nam. Ông đề xướng phong trào dân chủ. Hoạt dộng của ông đa dạng, phong phú sôi nổi ở trong nước. Thơ văn trữ tình thấm tinh thần yêu nước.
2- Tác phẩm:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan nào xá sự con con.
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn sáng tác khi Phan Châu Trinh bị bắt đày ra Côn Đảo. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
3- Bố cục:
Bốn câu đầu: Công việc đập đá.
Bốn câu cuối: Cảm nghĩ từ việc đập đá.
4- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự.
II/Phân tích:
1- Công việc đập đá:
– Miêu tả bối cảnh đồng thời tạo dựng tư thế của con người giữa đất trời Côn Đảo.
– Quan niệm nhân sinh truyền thống “làm trai”. Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt.
– Tư thế hiên ngang không sợ nguy nan, vẻ đẹp hùng tráng.
– Miêu tả thực công việc lao động nặng nhọc của người tù khổ sai, dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.
-Tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.
– Khí thế hiên ngang hành động quả quyết mạnh mẽ phi thường xách búa, ra tay sức mạnh ghê gớm gần như thần kỳ làm lở núi non, đánh tan năm,bảy đống, đập bể mấy trăm hòn.
– Miêu tả công việc đập đá.
– Khắc họa con người cách mạng với khí thế hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa trời.
– Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách.
2- Cảm nghĩ từ việc đập đá:
– Trực tiếp bộ lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình.
– Con người phong trần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi ý. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt oai phong tạo nên hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.
– Nghệ thuật đối lập: Đối lập giữa thử thách gian nan (tháng ngày mưa nắng) với sức chịu đựng dẻo dai, ben bỉ (thân sành sỏi)và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ CM (càng bền dạ sắt son)
Cặp câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người có mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách phải gánh chịu được xem như việc con con.
III/ Tổng kết:
– Bài thơ là hình ảnh cao đẹp của người yêu nước trong gian nan vẫn hiên ngang bền gan vững chí.
– Nhân cách cứng cõi của nhà yêu nước Phan Châu Trinh.
– Giọng điệu hùng tráng của thể thơ TNBC trong lối thơ tỏ chí của các nhà thơ yêu nước Việt Nam.
Xem thêm: