Ôn thi TN: Bán đảo Triều Tiên

BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

1. Hoàn cảnh lịch sử :

– Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), theo sự thỏa thuận của năm cường quốc (Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc) họp tại Mátxcơva (12/1945).

– Xây dựng một nước Triều Tiên độc lập.

– Quân đội Liên Xô sẽ đóng tại phía Bắc vĩ tuyến 38º, phía Nam là quân đội Mĩ. Song việc thành lập chính phủ chung cho cả hai nước không được thực hiện.

– Tháng 5/1948, ở miền Nam tiến hành bầu cử quốc hội thành lập nhà nước lấy tên là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).

– Tháng 9/1948, miền Bắc tuyên bố thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Cuối năm 1948, quân đội Liên Xô rút ra khỏi miền Bắc.

– Năm 1950, cuộc chiến tranh lớn giữa hai miền đã nổ ra kéo dài 3 năm (1950 – 1953). Đến tháng 7/1953, hai bên đã kí hiệp định đình chiến lấy vĩ tuyến 38º làm ranh giới quân sự giữa hai miền Bắc, Nam. Từ đó, hai miền Nam, Bắc trở thành hai quốc gia theo những định hướng phát triển khác nhau.

2. Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên: Nam Triều Tiên (Đại Hàn dân quốc – Hàn Quốc), Bắc Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên)

* Nam Triều Tiên (Đại Hàn dân quốc – Hàn Quốc)

– Chế độ chính trị: Tư bản chủ nghĩa

– Lãnh đạo:  Lý Thừa Vãn

– Những khó khăn khi bước vào xây dựng đất nước

+ Chính trị không ổn định.

+ GDP bình quân đầu người thấp (đạt 83 USD năm 1961)

– Thành tựu :

– Kinh tế – Xã hội có sự thay đổi từ thập niên 60 của thế kỉ XX :

+ Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 8%.

+ Từ năm 1962 đến năm 1991, GNP tăng 130 lần CHDCND Triều Tiên.

+ Cơ cấu kinh tế thay đổi : Tỉ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân giảm 36,6 % xuống 5% GNP), công nghiệp tăng (24,1 % lên 50%).

+ Có nền công nghiệp phát triển, nông nghiệp tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại, xã hội thông tin cao (hệ thống đường cao tốc phát triển với 1720 km (năm 1998), mạng lưới tàu điện ngầm ở thủ đô đứng thứ 6 thế giới…)

+ Là một trong 4 “con rồng kinh tế” châu Á và là một nước công nghiệp mới (NIC).

+ Văn hoá, giáo dục tiên tiến (Giáo dục bắt buộc từ 6 đến 12 tuổi).

* Bắc Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên)

– Chế độ chính trị: Chủ nghĩa xã hội

– Lãnh đạo: Kim Nhật Thành

– Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và thành tựu : Thực hiện kế hoạch 3 năm (1954 – 1956) và nhiều kế hoạch dài hạn.

+ Điện khí hoá cả nước.

+ Có nền công nghiệp nặng (sản xuất ô tô, máy kéo, toa xe,…)

+ Cơ sở hạ tầng phát triển (đường xá hiện đại, thủ đô, có tàu điện ngầm, nhiều tòa nhà chọc trời…)

+ Văn hoá – giáo dục có bước phát triển đáng kể (1999 : xoá nạn mù chữ, chế độ giáo dục bắt buộc 10 năm,…

+ Đặc điểm của nền kinh tế :

– Nền kinh tế mang tính kế hoạch và tập trung cao độ nhà nước.

– Đất nông nghiệp được tập thể hoá.

– Công nghiệp nặng được chú trọng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng.

– Những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế : kinh tế vẫn gặp khó khăn (mặc dù tuyên bố mở cửa từ năm 1995, đất nước đối mặt với nạn khan hiếm lương thực,…)

3. Quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên

– Hai nước trên bán đảo ra đời năm 1948.

– Từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX, quan hệ giữa hai miền là đối đầu. Song nguyện vọng nhân dân hai miền là thống nhất đất nước.

– Từ những năm 70, đặc biệt khi chấm dứt chiến tranh lạnh, hai miền bước vào thời kì đối thoại.

– Những sự kiện chứng tỏ hai miền bước vào đối thoại là :

+ Năm 1990, các nhà lãnh đạo nhất trí :

  • Xoá bỏ tình trạng đối đầu về kinh tế, quân sự.
  • Tiến hành hợp tác nhiều mặt.

+ Tháng 6/2000, hai nhà lãnh đạo cao nhất của 2 nước có 1 cuộc gặp gỡ tại Bình Nhưỡng kí hiệp định hoà hợp.