BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

BÀI  DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

I. Tên tình huống: 

Chung tay bảo vệ biển đảo quê hương 

II. Mục tiêu giải quyết tình huống:

  • Nắm được kiến thức về lịch sử, địa lí
  • Bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước
  • Giúp học sinh nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:      

 Để thực hiện bài thi này chúng tôi dùng phương pháp khảo sát, đối chiếu, so sánh, thu thập thông tin để tìm ra những nét nổi bật về tình hình biển đảo hiện nay.

IV. Giải pháp giải quyết tình huống

Vận dụng kiến thức của các môn học như:

– Địa lí: tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình, tiềm năng phát triển kinh tế.

– Giáo dục công dân: giáo dục lòng tự hào về chủ quyền lãnh thổ, ý thức bảo vệ biển đảo quê hương.

– Lịch sử: quá trình đấu tranh bảo vệ biển đảo quê hương.

– Văn học: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp

– Toán học: thống kê số liệu

– Tin học  

V. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống :

1. Vị trí địa lí và giá trị của biển đảo

Việt Nam là một quốc gia biển, Việt Nam có diện tích hơn 330.000 km2 bao gồm khoảng 327.480 km2 đất  liền và hơn 4.200 km2 biển nội thủy với hơn 3000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, có vùng nội thủy lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa gần gấp ba lần diện tích đất liền, 28 trên 64 tỉnh thành phố nước ta nằm ven biển. Với đường bờ biển dài 3260 km, Việt Nam là một trong số mười quốc gia trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển, mở ra ba hướng Đông, Nam, Tây.

Vùng biển nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Sinhgapo, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Indonexia, Brunay, Campuchia. Học môn địa lí có lẽ ai cũng sẽ biết tới biển và hải đảo Việt Nam có vị trí, sự nghiệp quan trọng đối với xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không, là huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa có vị trí tiền tiêu tạo thành vòng cung án ngữ bảo vệ tổ quốc ở phía đông. Biển nước ta còn có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng trong đó nổi bật nhất là dầu với trữ lượng lớn, khoáng sản nổi bật là dầu khí với trữ lượng từ 3 đến 4 tỉ tấn. Ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản phổ biến như: than, sắt, cát thủy tinh…Hơn nữa còn phải kể đến trữ lượng hải sản lớn và cả những tài nguyên có giá trị năng lượng cao mà các nhà khoa học hiện đại mới phát hiện.

2. Tình hình biển đảo hiện nay.

Như chúng ta đã biết,  hiện nay vấn đề biển đảo đang rất nóng hổi và được nhiều nước quan tâm đến . Tình hình biển Đông của Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc là một nước lớn mạnh đang có những hành động lăm le xâm chiếm vùng biển nước ta đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm phạm đến chủ quyền Việt Nam: bắt ngư dân, tấn công các tàu đánh cá của Việt Nam trên chính vùng biển của Việt Nam,  ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa. Không những vậy, Trung Quốc còn ngang nhiên đặt giàn khoan HD981 trên vùng biển Việt Nam… Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, vi phạm thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc kí tháng 10/2011 trái với tinh thần tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông làm cho tình hình trở lên căng thẳng và phức tạp.

-> Xem Tiếp