Bồi dưỡng Ngữ văn 7 – Buổi 1: Ôn tập văn 6 và hệ thống hóa văn 7

Buổi 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC VĂN 6 VÀ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VĂN 7

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

– Ôn tập và hệ thống hóa kiến thức văn học ở Ngữ văn 6, vận dụng vào việc giải quyết các bài tập.

– Hệ thống hóa kiến thức Văn 7, hình thành kiến thức ban đầu để dễ dàng nắm bắt chương trình.

– Luyện cho HS kĩ năng  cảm thụ một số văn bản dân gian và thể loại văn tự sự đã học.

– Tiếp tục luyện kĩ năng dựng từ, đặt câu, diễn đạt rõ ràng trôi chảy.

PHẦN I: ÔN TẬP KIẾN THỨC VĂN 6

PHẦN VĂN

I. Các thể loại truyện đã được học ở lớp 6:

1. Truyện dân gian: Truyện truyền thuyết; truyện cổ tích; truyện ngụ ngôn; truyên cười.

          – Truyền thuyết: là loại truyện cổ dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể.

NT: thường sử dụng yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu, hoang đường.

Các truyện đã học: Thánh Gióng; Con Rồng cháu Tiên; Sơn Tinh Thủy Tinh;….

          – Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật kì tài,…Truyện thường mang yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về cái thiện thắng cái ác, cái tốt thay thế cái xấu, ước mơ về ấm no. hạnh phúc.

Truyện cổ tích thấm đượm triết lí ở hiền gặp lành.

Các truyện đã học: Thạch Sanh; Sọ Dừa; Mai An Tiêm; Cây khế;…..

          – Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện loài vật, đò vật hoặc chính con ngưpời để nói bóng gió, kín đáo truyện con người nhằm khuyên nhủ người ta một việc gì đó.

Các truyện đã học: Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; ếch ngồi đáy giếng;….

          –  Truyện cười: là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong XH.

Các truyện đã học: Lợn cưới áo mới; Treo biển;….

2. Truyện trung đại: Truyện pha tính chất kí, có nhân vật, có cốt truyện, thường sử dụng chi tiết chân thực lấy từ cuộc sống và có sử dụng những chi tiết kì lạ, hoang đường.

Các truyện đã học: Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng;….

3. Văn thơ hiện đại: Các tác phẩm ra đời từ năm 1900 ->nay:

Các t/p đã học: Dế Mèn phiêu lưu kí; Sông nước Cà Mau; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Cô Tô; Cây tre Việt Nam; Lao xao; Lòng yêu nước; Lượm; Mưa; Đêm nay Bác không ngủ; …

4. Văn bản nhật dụng: Là các bài viết về các chủ đề: danh lam thắng cảnh. Di tích lịch sử, văn hóa giáo dục,….

Các t/p đã học: Động Phong Nha; Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử; ….

5. Lí luận văn học: không có bài học riêng.

Có các nội dung: Sơ lược về VB và VB văn học, sơ lược về một số loại truyện dân gian, truyên trung đại, truyện và kí hiên đại; khái niệm ngôi kể – cốt truyện – chi tiết – nhân vật.


PHẦN TIẾNG VIỆT

I. Từ vựng:

1. Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt:

– KN: từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

vd: Em / đi/  học. (->3 từ)

– Phân loại từ:

+ từ đơn

+ Từ phức: – Từ ghép

 – Từ láy: + từ láy toàn bộ

+ từ láy bộ phận.     ( lấy VD minh họa)

+ từ có một tiếng là từ đơn.

+ từ gồm 2 tiếng trở lên là từ phức.

+ từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ từ láy là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về âm.

(Lưu ý: cũng có những từ đơn nhiều âm tiết được gọi là từ đơn đa âm tiết: họa mi, bồ câu, mãn cầu, chôm chôm,….).

2. Từ mượn:

– KN: từ mượn là từ do nhân dân ta vay mượn từ các ngôn ngữ khác.

– Từ mượn tiếng Hán: tạo sắc thái và phong cách cổ điển, trang nghiêm, trang trọng, tao nhã, hùng biện,….

vd: Người phụ nữ ấy đã hi sinh rồi.

3. Nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

KN: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,….) mà từ biểu thị.

     Vd: hoa (do cây cỏ sinh ra có màu sắc hoặc mùi thơm)

           Thầy giáo ( người dạy chữ, dạy nghề).

4. Cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

– Từ đồng âm là những từ có vỏ âm thanh giống nhau, giữa các từ đồng âm không có mối liên hệ nào về nghĩa.

– Từ nhiều nghĩa là các từ có liên hệ với nghĩa gốc (các nghĩa chuyển có nét chung với nghĩa gốc).

II. Ngữ pháp:

1. Danh từ và cụm danh từ:

a. Danh từ:

– KN: là những từ chỉ người, vật, khái niệm, hiện tượng,…….

Vd: mẹ, cô, bàn ghế, mưa, gió, ……..

– Đặc điểm: ……………..

b. Cụm danh từ: Là tổ hợp nhiều từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Vd: Một con mèo mướp.

                   DT

– Đặc điểm cấu tạo cụm danh từ: gồm 3 phần:

+ phụ trước (t1,t2)

+ phụ sau (T1, T2)

+ phụ sau (s1, s2).

2. Động từ và cụm động từ:

a. Động từ:

– KN: là những từ chie hoạt động, trạng trái của sự vật.

– Đặc điểm của động từ:

+ Có khả năng kết hợp với:đã, sẽ, đang, …..->tạo cụm động từ.

+ ĐT chỉ trạng thái tâm lí dễ kết hợp với: rất, hơi,…….

+ ĐT ít có khả năng kết hợp với: này, nọ, kia, ấy,…….

+ ĐT thường làm VN trong câu.

b. Cụm động từ: là tổ hợp những từ trong đó có ĐT là thành tố chính và những từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

– Câu tạo: 3 phần: +phụ trước: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, không, chưa,……

                             + phần trung tâm: ĐT

                             + phụ sau: đối tượng, đặc điểm, nguyên nhân,….

3.Tính từ và cụm tính từ:

a. Tính từ:

– KN: là những từ chỉ màu sắc, mức độ, ……

– Đặc điểm: + ý nghĩa khái quát.

                    + khả năng kết hợp

                    + chức vụ ngữ pháp:   Làm CN; VN; trạng ngữ (định ngữ, bổ ngữ).

b. Cụm tính từ: là tổ hợp nhiều từ do tính từ làm thành tố chính và những từ phụ thuộc nó tạo thành.

– Cấu tạo: + phụ trước: đã, sẽ, đang, cũng, càng, vẫn, rất, hơi, không, chưa,….

                + trung tâm: TT

                + phụ sau: ý nghĩa (vị trí, số lượng, ….)

III. Các phép tu từ về từ:

1. So sánh:

a. KN: là phương pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, câu thơ.

b. Tác dụng: tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người ta hiểu rõ sự việc được nói tới miêu tả gợi tính hàm xúc tưởng tượng.

2. Nhân hoá:

a. KN: là cách gọi hay tả con vật, cây cối, đồ vật, thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới laòi vật, đồ vật ….trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

b. tác dụng: làm câu văn, thơ sinh động, gợi cảm, làm thế giới đồ vật, loài vật, cây cối gần gũi với con người.

3. Ẩn dụ:

a. KN: là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt (là so sánh ngầm).

b. Các kiểu ẩn dụ: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ẩn dụ phẩm chất

4. Hoán dụ:

a. KN: là cách gọi tên sự vật, hiên tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

b. Các kiểu hoán dụ:

– Lấy một bộ phận để  gọi cái toàn thể;

– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;

– Lấy cái  cụ thể để gọi cái trừu tượng


PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. Các dạng bài văn tự sự:

1. Kể theo cốt truyện có sẵn.

a. Dạng bài nhập vai nhân vật: Người kể đóng vai một trong những nhân vật trong truyện -> kể lại nội dung câu chuyện bằng lời kể của nhân vật đó.

b. Dạng bài trần thuật sáng tạo (kể bằng lời văn của mình): Người đọc, kể phải cảm nhận văn bản và tự kể bằng lời văn, ý hiểu của mình về nội dung cốt chuyện, nhân vật trong truyện.

VD: Đóng vai nhân vật cô út kể lại truyện Sọ Dừa.

2. Kể truyện đời thời (kể người, kể việc):

a. Kể việc:

b. Kể người:- Xây dựng tình huống truyện, nhân vật (tên, tuổi….) cần kể, kể đầy đủ theo một trình tự hợp lí.

II. Các dạng bài văn miêu tả:

1. Tả cảnh thiên nhiên

2. Tả cảnh sinh hoạt

3. Tả người


PHẦN II: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VĂN 7

SGK ngữ văn 7 kết hợp 3 phần: Văb – TV- TLV nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu riêng có tính tương đối độc lập của mỗi phần.

I. Về Môn văn

 – Được sắp xếp theo thể loại văn bản

 – Các em sẽ được tiếp xúc với văn thơ trữ tình  bao gồm thơ và ca dao. Tiếp xúc với thể loại tự sự ,Tiếp xúc với văn bản, tác phẩm văn chương nghị luận. Kịch dân gian, văn bản nhật dụng.

II. Về Tiếng Việt :

 – Học sinh tiếp tục học về cấu tạo từ ( từ ghép  – từ láy), về từ vựng ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ), Về cú pháp ( rút gọn câu, câu chủ động, bị động…). Về tu từ ( điệp ngữ, chơi chữ ) và về chuẩn mực sử dụng từ.

III. Về Tập Làm Văn:

 – Học sinh chủ yếu học 2 kiểu văn bản: biểu cảmnghị luận.

 – Hiểu được mục đích, bố cục văn bản, lập luận, các kiểu nghị luận chứng minh, giải thích, có kĩ năng làm đề cương nói, viết về nghị luận giải thích, chứng minh .