Tiết 2: Từ xét về nguồn gốc ( ôn thi vào ngữ văn 10 )

Tiết 2: Từ xét về nguồn gốc

 A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Từ mượn

Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

Ví dụ: cửu long, du kích, hi sinh…

2. Từ ngữ địa ph­ương:

Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định.

Ví dụ:

Rứa là hết chiều ni em đi mãi

Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!”

( Tố Hữu – Đi đi em)

 -> 3 từ  trên (rứa, ni, chi) chỉ được sử dụng ở miền Trung.

Một số từ địa phương khác

 

Các vùng miền

Ví dụ

Từ địa phươngTừ toàn dân
Bắc Bộbiu điệnb­ưu điện
Nam Bộ

dề, dui

về, vui
Nam Trung Bộbéngbánh
Thừa Thiên HuÕngã

3. Biệt ngữ xã hội:

Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

Ví dụ:

– Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài kiểm tra Toán

Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp

  + Ngỗng: điểm 2

 + trúng tủ: đúng vào bài mình đã chuẩn bị tốt

      ( Được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên )

* Sử dụng từ ngữ địa ph­ương và biệt ngữ xã hội:

– Việc sử dụng từ ngữ địa ph­ương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp .

– Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc 2 lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

– Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương đương để sử dụng khi cần thiết.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

1. Dạng bài tập 1 điểm:

Đề 1: Tìm một số từ ngữ địa ph­ương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tư­ơng ứng?

Gợi ý

Trái  – quả

Chén – bát

Mè – vừng

Thơm – dứa

Đề 2: Hãy chỉ ra các từ địa phương  trong các câu thơ sau:

a,  Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền

b, Bác kêu con đến bên bàn,

Bác ngồi bác viết nhà sàn đơn sơ.

Gợi ý

Các từ ngữ địa phương:

a, bầm

b, kêu

2. Dạng bài tập 2 điểm:

S­ưu tầm một số câu ca dao, hò và vè có sử dụng từ ngữ địa phương?

Gợi ý:

+ Đứng bên ni đồng ngó bên đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông

+ Đ­ường xứ  Huế quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

+ Tóc đến l­ưng vừa chừng em bối

Để chi dài, bối rối dạ anh

+ Dầu mà cha mẹ không dung

  Đèn chai nhỏ nhựa, em cùng lăn .

+ Tay mang khăn gói sang sông

 Mẹ kêu khốn tới, th­ương chồng khốn lui.

+  Rứa là hết chiều ni em đi mãi

Còn mong chi ngày trở lại Phư­ớc ơi.

C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:

1. Dạng bài tập 1 điểm:

Hãy tìm trong ca dao, tục ngữ, thơ hay truyện ngắn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

Gợi ý:

Ví dụ một số bài thơ của nhà thơ Tố Hữu.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng….

2. Dạng bài tập 2 điểm:

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu có sử dụng từ ngữ địa phương ?

Gợi ý:

(Viết theo suy nghĩ, từ chọn chủ đề, đoạn văn phải có sử dụng từ địa phương )