THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG – HỒ NGUYÊN TRỪNG
I. Giới thiệu
1. Tác giả:
Hồ Nguyên Trừng ( 1374-1446), con trưởng của Hồ Quý Ly.
2. Tác phẩm:
– Truyện trung đại, viết bằng chữ Hán .- Trích “Nam ông mộng lục”
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc:
Phương thức chính : tự sự
2. Bố cục: 3 phần
-Phần 1: Từ đầu… trọng vọng -> Giới thiệu thái y lệnh Phạm Bân.
-Phần 2: Tiếp theo…mong mỏi -> Y đức của thái y lệnh
– Phần 3 : Còn lại -> Hạnh phúc chân chính của bậc lương y
3. Phân tích
a. Giới thiệu thái y lệnh :
-Lai lịch:
Cụ tổ bên ngoại của Trừng, họ Phạm, húy là Bân.
– Chức vụ:
Giữ chức thái y lệnh phụng sự Trần Anh Vương.
– Hành động y đức:
+ Mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, giúp kẻ tật bệnh cơ khổ
+ Bệnh dầm dề máu mủ cũng không hề né tránh
+ Giúp đỡ kẻ khốn cùng, cứu sống hơn ngàn người.
-> Một lương y hết lòng vì người bệnh, được người đời trọng vọng.
b. Y đức của Thái y lệnh được thử thách và bộc lộ
-Tình huống: Có hai người bênh
– Lựa chọn: chữa cho người đàn bà ( dân thường) bệnh nặng hay chữa cho Quý nhân ở trong cung trước ?
-> Chữa cho người dân thường nguy kịch trước.
-> Trái với phận làm tôi
-> “ Tội tôi xin chịu”
Lời nói khắng định nhân cách của ông :Quyền uy không thắng nổi y đức, tính mệnh của mình đặt dưới tính mệnh của dân. Thể hiện lập luận khéo léo trí tuệ.
Tóm lại tình huống trên đã thể hiện phẩm chất của TYL: Giỏi chuyên môn, nhân đức, thương yêu người bệnh, không phân biệt sang hèn, không sợ quyền uy.
c. Hạnh phúc chân chính của bậc lương y
Đoạn cuối của truyện thể hiện Chính lòng nhân ái, y đức và bản lĩnh của một lương y chân chính đã làm thay đổi suy nghĩ của Vua Trần Anh Tông và danh tiếng của Thái y lệnh mãi lưu truyền hậu thế, và đó chính là:
– Sự thành đạt,vinh hiển của con cháu Phạm Bân
– Sự ca ngợi của người đời.
->Thắng lợi của y đức, của bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
– Mang tính chất giáo huấn
– Cách viết gần với sử.
– Sáng tạo các sự việc,tình huống gay cấn
– Xây dựng đối thoại sắc sảo, làm sáng lên chủ đề.
2. Ý nghĩa
– Ca ngợi Thái y lệnh không những có tài chữa bệnh mà còn có tấm lòng nhân đức
– Giáo dục lương tâm nghề nghiệp, lòng nhân ái, bản lĩnh, trí tuệ
IV. LUYỆN TẬP
XEM TẠI ĐÂY