Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp )
IV. Tình hình phát triển kinh tế
Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước
1. Công nghiệp
– Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
– Cơ cấu sản xuất CN đa dạng, bao gồm các ngành như:
+ Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao… Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
– Trung tâm công nghiệp :TP’ HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu ( TP’ HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng )
2. Nông nghiệp
– Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước
– Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả(sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữ..) .
– Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển
– Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn.
3. Dịch vụ
– Khu vực dịch vụ rất đa dạng.
– TP’ HCM, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ ,của cả nước.
– Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
– TP’ HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
V. Các trung tâm kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ:
– TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.
+ TP. Biên Hoà: trung tâm công nghiệp, dịch vụ.
+ TP Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.
+ Thủ Dầu Một ( Bình Dương )
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.