Kỹ năng phân tích thơ -Bài 1 : Khái luận chung về thơ

KHÁI LUẬN VỀ THƠ VÀ KĨ NĂNG PHÂN TÍCH THƠ

A. Khái luận chung về thơ:

I. Định nghĩa về thơ:

Trước hết, ai cũng biết thơ ca lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Nói cách khác, thơ ca là một công trình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Những thể loại văn học khác cũng lấy ngôn từ làm chất liệu, song ngôn ngữ thơ được nhà nghệ sĩ tổ chức thành một hệ thống vừa tinh tế, ngắn gọn, súc tích, vừa tuân theo những quy luật ngữ âm nhất định.

Thơ ca luôn phản ánh đời sống con người , xã hội thông qua những hình tượng nghệ thuật. Thơ là bày tỏ tâm trạng, thái độ, tình cảm của người nghệ sĩ về cuộc đời qua những hình tượng thơ độc đáo – hình tượng là nơi kết tinh những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Nội dung của bài thơ là những rung động từ con tim, là những thổn thức từ tấm lòng của nhà nghệ sĩ trước cuộc đời.

Hình dung về thơ : Thơ là một thể loại văn học được xây dựng bằng hình thức ngôn ngữ ngắn gọn súc tích, theo những quy luật ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình cảm, … của người nghệ sĩ về đời sống thông qua những hình tượng nghệ  thuật.

II. Những đặc điểm cơ bản của thơ :

1. Chủ thể trữ tình-Khách thể trữ tình ;

a- Tính trữ tình:

Tác phẩm thơ luôn thiên về diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời(vui, buồn,…). Những rung động ấy xét đến cùng là những tiếng dội của những sự kiện, những hiện tượng đời sống vào tâm hồn nhà thơ.

b- Chủ thể trữ tình: Trữ (thổ lộ , biểu đạt), Tình (tình cảm, xúc cảm)

Trong tác phẩm thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động, suy tư về cuộc sống. Con người ấy được gọi là chủ thể trữ tình. Trong tác phẩm thơ, chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của tác phẩm. Bất kỳ thi phẩm nào cũng đều có chủ thể trữ tình.

Cho nên, khi phân tích thơ, ta phải phân tích nội dung trữ tình . Muốn phân tích nội dung trữ tình thì nhất thiết, nắm bắt và phân tích được chủ thể trữ tình. Bởi lẽ, nội dung trữ tình luôn chứa trong chủ thể trữ tình.

c. Khách thể trữ tình:

 Đối tượng được miêu tả.

2. Đặc điểm ngôn ngữ thơ:

+ Ngôn ngữ thơ phải có tính tạo hình.

+ Ngôn ngữ thơ phải có tính biểu hiện.

+ Ngôn ngữ thơ phải biểu cảm.

-> Đó là cách tổ chức sắp xếp ngôn ngữ sao cho từ một hình thức biểu đạt có thể có nhiều nội dung biểu đạt. Đó là quá trình chuyển nghĩa tạo nên lượng ngữ nghĩa kép trong thơ.

Ví dụ :

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Xem tiếp ->