BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC DẪN ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
– Nắm được khái niệm nội lực, nguyên nhân sinh ra nội lực.
– Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng, phương nằm ngang đến địa hình bề mặt trái đất.
– Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh.
NỘI DUNG BÀI HỌC
I- Nội lực
– Nội lực là lực phát sinh từ bên trong trái đất.
– Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng đất.
II- Tác động của nội lực
Thông qua các vận động kiến tạo làm cho lục địa được nâng lên hay hạ xuống. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy ?
1- Vận động theo phương thẳng đứng
– Là vận động nâng lên hay hạ xuống của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng
– Diễn ra trên một diện tích lớn và diễn ra chậm.
– Bộ phận lục địa nơi này được nâng lên, nơi kia bị hạ xuống sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.
2- Vận động theo phương nằm ngang
– Làm cho vỏ trái đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
a/ Hiện tượng uốn nếp
– Hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp nhưng không bị phá vỡ tính liên tục do lực nén ép theo phương nằm ngang
– Kết quả:
+ Tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp.
+ Chỉ xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao.
b/ Hiện tượng gãy:
– Hiện tượng các lớp đá bị đứt gãy do vận động kiến tạo theo phương nằm ngang
– Kết quả:
+ Đá bị gãy và chuyển dịch ngược hướng
+ Tạo ra các địa hào, địa lũy, thung lũng.
+ Xảy ra ở vùng đá cứng.
THAM KHẢO:
VÌ SAO XẢY RA ĐỘNG ĐẤT ?
Trong quá trình dịch chuyển, các mảng kiến tạo va chạm, phân tách hoặc cắt nhau, sinh ra ma sát, giải phóng năng lượng, gây sức ép khiến vỏ trái đất nứt dẫn đến động đất.
SỰ HÌNH THÀNH CỦA DÃY HIMALAYA
Sự hình thành của dãy Himalaya là kết quả từ quá trình dịch chuyển của mảng kiến tạo Ấn Độ và Á – Âu. Đường đứt gãy kéo dài khoảng 2.253 km. Các vụ va chạm liên tục giữa hai mảng khiến chiều cao của các đỉnh núi thuộc dãy Himalaya tăng thêm một cm mỗi năm.