Phân loại các nhóm nước trên thế giới

Địa lý 11 – Tham Khảo

PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1. Hệ thống phân loại các nhóm nước trên thế giới

Tác giả Munir Mahmud đưa một số cách phân loại của các tổ chức như sau:

–  Hệ thống phân loại của Liên hợp quốc: Đây là một phân loại về các nước Thế giới thứ ba (đang phát triển), đó là các thành viên Liên hợp quốc trong năm 1992. Sự phân loại này dựa trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người GNP và có ba loại chính. Đó là: 1. “Kém phát triển nhất”: 44 thành viên nghèo nhất của Liên hợp quốc nằm trong nhóm này, 2. “Các nước đang phát triển”: Nhóm này bao gồm 88 nước không xuất khẩu dầu, 3. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC): Nhóm nước này gồm 13 quốc gia có thu nhập quốc gia tăng mạnh từ những năm 1970.

– Tiêu chí của Ngân hàng Thế giới: Sự phân chia này bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển. 132 nước với quy mô dân số hơn 1 triệu người được chia thành 4 nhóm theo thu nhập bình quân đầu người. Những nhóm này là: – 1. Thu nhập thấp, 2. Thu nhập trung bình, 3. Thu nhập trên trung bình, 4. Thu nhập cao. Phần lớn 108 nước đang phát triển nằm ở nhóm thứ 3 trong khi 19 nước phát triển và 5 nước đang phát triển nằm ở nhóm Thu nhập cao.

– Tiêu chí phân loại của UNDP: Sự phân loại này của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) là cố gắng lớn nhất để phân loại các nước trên thế giới (cả các nước đang phát triển và các nước phát triển). Sự phân loại này dựa trên cơ sở Chỉ số Phát triển Con người HDI chứ không phải là tiêu chí thu nhập bình quân đầu người. HDI là một thước đo phát triển bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, nó cũng kết hợp với tuổi thọ, tỷ lệ sinh đẻ và kiến thức, tỷ lệ biết chữ trung bình và số năm tới trường. Tiêu chí HDI hay hơn tiêu chí thu nhập bình quân đầu người bởi vì nó kết hợp cả hai yếu tố kinh tế và phi kinh tế — các yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống. Có 3 phân loại dựa trên tiêu chí này. 1. Các nước Phát triển Con người cao (HDI lớn hơn hoặc bằng 80), 2. Các nước phát triển con người trung bình ( chỉ số HDI lớn hơn hoặc bằng 51 và nhỏ hơn hoặc bằng 79), và 3 là Các nước Phát triển con người thấp (chỉ số HDI nhỏ hơn hoặc bằng 50).

– Tiêu chí OECD: OECD có nghĩa là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Tiêu chí này đưa ra một phân loại về các nước thế giới thứ ba và bao gồm cả các nước không nằm trong hệ thống Liên hợp quốc. Phân loại này gồm có: 1. Low Income Countries (LIC) (Các nước thu nhập thấp), 2. Middle Income Countries (Các nước có thu nhập trung bình), 3. Newly Income Countries (Các nước công nghiệp mới), và 4. OPEC (các nước thuộc OPEC).

2. Sự khác biệt về cơ cấu giữa các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển được đánh giá khác so với nước phát triển ở 8 đặc điểm chính, đó là:

1. Quy mô đất nước: Một nước có thể rộng về diện tích tự nhiên, dân số đông hay bởi mức thu nhập quốc dân cao. Khi bạn tìm hiểu về lĩnh vực này, cố gắng nhận biết các thuận lợi và bất lợi khi có diện tích tự nhiên rộng.

2. Nền tảng/ bối cảnh lịch sử: Cố gắng hiểu ra tại sao lịch sử thuộc địa của một nước lại quan trọng. Sự cai trị thực dân thường có một ảnh hưởng lớn tới các thể chế và văn hoá trước đó của một đất nước bị trị. Một vài ảnh hưởng có tính tích cực nhưng một số thì rất tính tiêu cực. Khi chấm dứt sự cai trị của chế độ thực dân đó, phải mất một thời gian dài để các nước mới độc lập tìm ra con đường phát triển riêng của mình. Vì thế, biết được khi nào một đất nước được độc lập hay vào thời điểm nào nó nằm dưới sự thống trị của thực dân hay không là rất quan trọng. (TQ hiệu đính: sự cái trị thực dân ảnh hưởng cả tiêu cực và tích cực đến văn hoá bị cai trị. Hiểu biết sự ảnh hưởng đó rất là quan trọng. Nếu không, sau khi độc lập và chống thực dân, chúng ta loại bỏ tất cả các ảnh hưởng thực dân, thì vô tình chúng ta loại bỏ cả hai ảnh hưởng “tích cực” và “tiêu cực”. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” không chỉ áp dụng vào binh pháp và chiến trường, mà còn có thể áp dụng vào thương trường. Sự hiểu biết chính đáng của giai cấp lãnh đạo tất ư rất quan trọng.”

3. Nguồn lực con người và tự nhiên: Các nguồn lực tự nhiên (bao gồm đất đai, khoáng sản, và các nguyên liệu tự nhiên khác) của một nước có thể tạo ra một sự khác biệt lớn trong phong cách sống của người dân đất nước đó. Những nước đang phát triển rất khác nếu sở hữu những nguồn tài nguyên thiên nhiên này khác nhau. Kông chỉ có vậy, họ cũng rất khác về nguồn nhân lực. Một số nước có thể có nguồn nhân lực nhỏ nhưng có trình độ, tay nghề cao. Trong khi một số nước có thể có một lượng dân rất lớn nhưng trình độ dân trí thấp, ít hay không được học hành. Tuy nhiên có thể đông dân cư đồng thời có trình độ dân trí cũng như tay nghề cao.

4. Thành phần tôn giáo và dân tộc: Một đất nước càng đa dạng về các thành phần tôn giáo và sắc tộc thì đất nước đó càng có nhiều bất ổn về chính trị và xung đột trong nước. Những xung đột và bất ổn chính trị trong nước này có thể dẫn tới các xung đột bạo lực và thậm chí là các cuộc nội chiến, có thể dẫn tới tình trạng lãng phí các nguồn lực quý giá đáng ra phải sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu phát triển khác. Chẳng hạn như cuộc chiến ở Afghanistan, Sri Lanka, Bosnia, Zaire, v.v… Nói chung một đất nước càng đồng nhất thì càng dễ để đạt được các mục tiêu phát triển của mình. Ví dụ như Hàn Quốc, Đài loan, Singapore, Hồng Kông.

5. Tầm quan trọng tương đối của Các khu vực Tư nhân và Công cộng: Tầm quan trọng tương đối và quy mô của khu vực công cộng và tư nhân khác rất nhiều ở các nước đang phát triển. Các nước có nguồn nhân lực ở trình độ thấp thì thường có khu vực công cộng phát triển và có nhiều doanh nghiệp sở hữu nhà nước, dựa trên quan niệm là nguồn nhân lực có trình độ hạn chế có thể được sử dụng tốt nhất bằng việc hợp tác chứ không phải là các hoạt động kinh doanh hành chính nhỏ lẻ. Nhiều nước mắc phải quan điểm sai lầm lớn này (có khu công cộng lớn) không có được nhiều thành tựu phát triển. Các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy các mục tiêu phát triển sẽ phải khác với các nước tùy vào sự quân bình giữa thành phần của khu vực công cộng và tư nhân khác nhau.

6. Cơ cấu công nghiệp: Các nước đang phát triển khác nhiều về quy mô và chất lượng của cơ cấu công nghiệp. Quy mô và hình thức của khu vực công nghiệp phụ thuộc vào các chính sách được thông qua trong quá khứ — vì nó có thể phải giải quyết nhiều vấn đề lịch sử của đất nước.

7. Sự phụ thuộc bên ngoài: Sự phụ thuộc bên ngoài có thể là phụ thuộc về kinh tế, chính trị hay văn hoá. Các nước đang phát triển hầu hết là các nước nhỏ và kém phát triển, phải phụ thuộc nhiều vào các nước phát triển về thương mại, công nghệ và đào tạo. Quy mô phụ thuộc giữa các nước là khác nhau và nó còn bị ảnh hưởng bởi quy mô, lịch sử và vị trí của đất nước.

8. Cơ cấu chính trị, các nhóm lợi ích và quyền lực: Các nước đang phát triển cũng khác về quy mô của nhóm lợi ích và ảnh hưởng của họ đối với cơ cấu quyền lực chính trị. Mặc dù các nhóm lợi ích được xem là có mặt trong mọi xã hội, nhưng hầu hết các nước đang phát triển bị các nhóm chóp bu nhỏ và vài người lãnh đạo trực tiếp hay gián tiếp thống trị ở một mức độ lớn hơn so với các nước phát triển. Sự thay đổi hiệu quả về kinh tế và chính trị vì thế đòi hỏi phải có cả sự ủng hộ của nhóm chóp bu đó và quyền lợi của các nhóm đó phải được bù đắp bởi các lực lượng dân chủ hùng mạnh hơn.

3. Các đặc điểm chung của các nước đang phát triển

Những điểm giống nhau giữa các nước đang phát triển có thể được phân thành 7 điểm chính:

1. Mức sống thấp: Bởi vì các nước đang phát triển là những nước còn nghèo, nên thật dễ hiểu khi mức sống của họ còn khá thấp so với mức sống ở các nước phát triển. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi xem xét quy mô sự khác nhau trong mức sống giữa một nước phát triển và một nước đang phát triển. Một so sánh về mức sống giữa hai nhóm nước này được đưa ra trong một mục của cuốn sách này với một tiêu đề chung. Sự khác nhau về mức sống đã được đề cập rõ về Thu nhập bình quân đầu người (chú ý: phải tổng kết chắc chắn khái niệm “Theo đuổi sự bình đẳng về quyền lực” và lợi thế về “tỷ giá hối đoái” trong việc so sánh mức sống), Tỷ lệ gia tăng GNP tương đối, Phân phối Thu nhập quốc dân, Quy mô đói nghèo (chú ý: “nghèo đói tối đa” và “giới hạn nghèo đói quốc tế” là những khái niệm quan trọng mà bạn nên biết đến), Y tế và Giáo dục. Một thước đo về Y tế được đánh giá bởi tỷ lệ tử vong trẻ em, thiếu lương thực thực phẩm và bản chất cũng như quy mô của việc thiếu hệ thống chăm sóc sức khoẻ con người ở các nước thế giới thứ ba. (Chú ý: thông tin phản ánh ở các bảng và hình vẽ dưới đây đều phải được lưu ý, Bảng 2.3,2.6, Hình 2.4, 2.6 và 2.7)

2. Sản lượng thấp: Năng suất lao động ở các nước đang phát triển thấp. Lý do là thiếu vốn tự nhiên (yếu tố cơ bản của sản lượng biên) và chất lượng lao động thấp. Chúng ta cũng đề cập đến quan điểm về “việc tạo ra kết quả tích luỹ luân chuyển” của Gunner Myrdal. Năng suất lao động có thể được tăng lên theo hai cách. Thứ nhất là bằng việc huy động các nguồn tiết kiệm trong nước và tài chính ngoài nước để tạo ra sự đầu tư mới cho hàng hoá vốn tự nhiên và thứ hai là bằng việc xây dựng nguồn vốn con người thông qua đầu tư vào giáo dục và đào tạo.

3. Tỷ lệ tăng dân số cao và Gánh Nặng Phụ Thuộc: Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển cao hơn tỷ lệ cùng loại ở các nước phát triển. Điều này cũng góp phần tạo ra Gánh Nặng Phụ Thuộc cao ở các nước đang phát triển. (Chú ý: định nghĩa về tỷ lệ sinh thô và tỷ lệ tử vong thô là rất quan trọng)

4. Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao và ngày càng tăng: Chúng ta đã đề cập đến sự khác nhau giữa các số liệu thất nghiệp được công bố và tình trạng thất nghiệp thực tế ở các nước đang phát triển. Trong quá trình này chúng ta bàn đến “các công nhân bất mãn” và các hình thức bán thất nghiệp khác nhau.

5. Sự phụ thuộc chủ yếu vào Sản lượng Nông nghiệp và Xuất khẩu sản phẩm cơ bản: Hầu hết các nước đang phát triển có một khu vực nông nghiệp rất lớn và phần lớn sản lượng xuất khẩu của họ thường là các sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp không chỉ là một nghề mà còn là một phong cách sống ở các nước đang phát triển. Sự phụ thuộc vào nông nghiệp là một kết quả từ bản chất của một nền kinh tế nông thôn ở các nước đang phát triển. Mô hình nông nghiệp ở các nước đang phát triển cũng rất khác so với ở các nước phát triển. Sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển chủ yếu ở quy mô nhỏ và sử dụng nhiều lao động. Sau đây trong khoá học này chúng ta sẽ xem xét từng bất lợi mà các nước đang phát triển sẽ gặp phải khi họ cố gắng chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu một hàng hoá thô.

6. Sự phổ biến của các thị trường không hoàn hảo và thông tin không đầy đủ: Thành công của một nền kinh tế thị trường phát triển phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của các điều kiện tiên quyết về luật pháp, văn hoá và thể chế nhất định. Chẳng hạn như bộ máy tư pháp mạnh, quyền sử hữu được xác định rõ ràng, hệ thống tiền tệ ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc thuận tiện, nhiều thông tin. Trong khi ở các nước công nghiệp phát triển phần lớn những điều kiện này phần lớn đã được đảm bảo, thì ở các nước đang phát triển nhiều cơ sở tổ chức và luật pháp còn thiếu thốn hay yếu kém. Kết quả là không phân phối được các nguồn lực.

7. Sự thống trị, Phụ thuộc và Yếu thế trong các Quan hệ quốc tế: Trong các mối quan hệ quốc tế, các nước đang phát triển thường phải đối phó với các quốc gia giàu và hùng mạnh. Họ phải phụ thuộc vào các nước phát triển về cả thương mại, công nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia. Ưu thế này của các nước công nghiệp giàu có và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đó thường dẫn tới việc chấp nhận các công nghệ không còn phù hợp (lỗi thời), các cơ chế giáo dục và giá trị văn hoá ở các nước đang phát triển. Tác động của lối sống giàu có từ các nước phát triển có thể dẫn tới lối sống thượng lưu, sự tích luỹ của cải riêng, chảy máu chất xám và nhượng vốn… tất cả những điều này làm cản trở quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. (TQ hiệu đính: “tích tiểu thành đa”. Muốn làm giàu, trước tiên phải có vốn. Muốn có vốn thì phải biết tiết kiệm. Nếu công dân của các nước đang phát triển tiêu xài hoang phí, học đòi theo các nước đã phát triển, thì làm lợi cho các nước phát triển.)